Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Burn-out: Hội chứng cháy sạch

Dù khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng thuật ngữ burn-out (tạm dịch là cháy sạch) từ lâu đã dần trở nên phổ biến và được nhắc đến rất nhiều trên thế giới. Theo thống kê năm 2011, ở CHLB Đức có hơn 500.000 nạn nhân của hội chứng burn-out, cho thấy mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.

Nhận biết burn-out

Nếu bạn cảm thấy bỗng nhiên cơ thể mệt mỏi, tay chân như rời khỏi thân thể, không thiết ăn uống, không có chút cảm hứng nào cả khi vui chơi hay làm việc dù đã tìm mọi cách để cải thiện thì có thể bạn đã mắc hội chứng “cháy sạch”.

Hội chứng “cháy sạch” là một thuật ngữ tâm lý - y khoa - xã hội chỉ về hiện tượng kiệt sức hoặc năng suất lao động giảm sút sau một quá trình lao động, hoạt động dài ngày với những triệu chứng như mất ngủ, chóng mặt, ù tai, lo sợ mà không rõ nguyên nhân.

Ảnh minh họa

Nạn nhân của hội chứng này thường khi còn rất trẻ, trước đó chưa hề có lần đau yếu nghiêm trọng, bỗng nhiên trở nên mệt mỏi dù chưa làm việc bao nhiêu, chợt chán chường dù không có lý do, thậm chí không thể tập trung tư tưởng đến độ đãng trí như người mất hồn.

Burn-out là một quá trình, nó xảy ra trong một khoảng thời gian dài chứ không phải chỉ sau một đêm thức dậy. Tuy nhiên, nó có thể bộc phát và chi phối bạn nếu bạn không chú ý đến các tín hiệu cảnh báo. Đó là nguyên nhân khiến tình trạng của bạn càng ngày càng trở nên tồi tệ.

Hội chứng burn-out rất nguy hiểm với những người trẻ tuổi, nhất là người ở tuổi vị thành niên. Bởi, ở độ tuổi này, trí tuệ của người thành niên đang phát triển mạnh, nhưng kinh nghiệm sống thì không có, khả năng chịu đựng thất bại không có nên nó rất dễ gây nên khủng hoảng tâm lý. Mà khủng hoảng tâm lý ở độ tuổi này rất dễ đẩy bệnh nhân đến hành động tự tử. Hoặc, nếu không tự tử, thì hậu quả của nó có thể kéo dài và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống sau này của bệnh nhân.

KHỐI 1:

Một số triệu chứng cảnh báo

- Cảm thấy mệt mỏi và bị vắt kiệt sức.

- Giảm khả năng miễn dịch, thường xuyên đau đầu, đau lưng, đau nhức cơ bắp.

- Thay đổi trong ăn uống hoặc thói quen ngủ

- Cảm giác thất bại và tự nghi ngờ

- Cảm thấy bất lực, bị bế tắc

- Cảm giác một mình trong thế giới

- Mất động lực

- Ngày càng hoài nghi và tiêu cực

- Giảm sự hài lòng

- Trốn tránh trách nhiệm

- Cô lập mình khỏi những người khác

- Thường xuyên trì hoãn

- Sử dụng thực phẩm, thuốc, hay uống rượu để đối phó

- Cảm thấy thất vọng về những người khác

- Bỏ việc hoặc đi làm muộn và về sớm

Ảnh minh họa

KHỐI:

Những guyên nhân thường gặp

Từ công việc:

- Cảm giác như bạn kiểm soát rất ít hoặc không kiểm soát công việc của mình.

- Thiếu sự công nhận, khen thưởng khi làm việc tốt

- Một công việc quá nhàm chán hay thiếu sự thay đổi

- Làm việc trong một môi trường hỗn loạn hoặc áp lực cao.

Lối sống:

- Làm việc quá nhiều, không có đủ thời gian để thư giãn và giao tiếp xã hội

- Nắm giữ quá nhiều trách nhiệm mà không nhận được giúp đỡ từ những người khác

- Không ngủ đủ giấc

- Thiếu sự gần gũi, các mối quan hệ hỗ trợ.

Đặc điểm tính cách:

- Con người quá cầu toàn, không thấy có gì là đủ

- Thường có cái nhìn bi quan về bản thân và thế giới

- Người không khoan nhượng, không thể điều tiết cảm xúc

- Người đặt mục tiêu cao

Các vấn đề về sức khỏe:

- Người hay bị bội nhiễm nhưng không được điều trị đến nơi đến chốn, điển hình là viêm đường tiết niệu, viêm xoang, viêm nha chu, viêm phế quản… là đối tượng dễ trở thành nạn nhân của hội chứng cháy sạch.

- Tình trạng dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng trong đó thể dạng rối loạn tiêu hóa do dị ứng thức ăn, hay nói đúng hơn, với chất phụ gia trong thực phẩm, cũng là nguyên nhân làm suy kiệt sức đề kháng một cách âm thầm.

KHỐI 3:

Burn-out & Stress: Tương đồng và khác biệt

Burn-out có thể là kết quả của sự căng thẳng không ngừng, nhưng nó không hoàn toàn tương đồng với stress. Stress xảy ra do có quá nhiều áp lực lên cả thể chất và tâm lý của một người. Người bị stress vẫn có thể tưởng tượng rằng họ kiểm soát được tất cả mọi thứ, từ đó cảm thấy tốt hơn.

Trong khi đó, burn-out khiến đối phương cảm thấy trống rỗng, không có động lực. Người bị hội chứng burn-out thường không nhìn thấy bất kỳ hy vọng của sự thay đổi tích cực trong tình huống của họ. Nếu căng thẳng quá mức giống như chết đuối trong trách nhiệm thì “cháy sạch” giống như bạn đang bị vắt kiệt hết tất cả nguồn sức lực và cảm hứng. Với stress, bạn có thể nhận thức được rằng mình đang bị căng thắc quá mức; còn với bunr-out không phải lúc nào bạn cũng nhận thấy mình đang bị “cháy sạch”.

STRESS và BURN-OUT

STRESS

BURN-OUT

Ôm đồm nhiều việc

Tách rời khỏi công việc

Dễ xúc động

Tê liệt cảm xúc

Hiếu động thái quá

Cảm thấy tuyệt vọng

Mất năng lượng

Mất cảm hứng, lý tưởng và hy vọng

Dẫn đến các bệnh chứng mệt mỏi

Dẫn đến cô lập và trầm cảm

Chấn thương chủ yếu là về mặt thể chất

Chấn thương chủ yếu là về mặt tinh thần

Làm bạn chết sớm

Làm cho cảm thấy cuộc sống không đáng sống

Box thông tin: Các con số “biết nói”

- 40% lao động trẻ bị burn-out

- 47% bạn đời của chúng ta đang chịu đựng burnout vì công việc.

- 70% người bị burnout nói rằng họ không có bạn.

- 45% người bị burnout bị trầm cảm

- 90% người bị burn-out nghiện công việc

- 94% người bị burnout không tham gia các bữa ăn gia đình

- 1500 mục sư từ bỏ công việc vì burnout mỗi tháng vì burnout

- 33% lao động trẻ phải trải qua việc bị stress do chấn động tâm lí

- 66% lao động trẻ cảm thấy không được trả lương thỏa đáng.

- 70% lao động trẻ cho rằng họ không làm được gì có ích cho cộng đồng của mình.

(Số liệu điều tra trong cộng đồng tôn giáo Smarter Youth Ministry của tổ chức tôn giáo Smarter Youth Ministry (Smarterym.com), Mỹ).

Lê Ngọc

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/burn-out-hoi-chung-chay-sach-21156/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY