Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Các bài tập hiệu quả nhất cho chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ không chỉ là bất tiện mà còn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều người hơn những gì bạn có thể nhận ra.

Thống kê cho thấy, khoảng 10% phụ nữ đối phó với chứng ngưng thở khi ngủ và con số đó tăng lên 25% đối với nam giới. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, mặc dù nó phổ biến nhất ở những người thừa cân và những người trên 50.

Có hai loại ngưng thở khi ngủ, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở khi ngủ trung tâm, cả hai đều liên quan đến một người nào đó bị khó thở và bị gián đoạn trong quá trình ngủ.

Không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống hàng ngày, chứng ngưng thở khi ngủ cũng dẫn đến bệnh tiểu đường, đột quỵ, huyết áp cao và các vấn đề về tim.

Tuy nhiên, có một số hoạt động thể chất có tác dụng hiệu quả cho chứng ngưng thở khi ngủ.

1. Bất kỳ bài tập tim mạch nào

Trong bất kỳ bài tập luyện tim mạch nào, từ đi bộ, đạp xe, chạy bộ và các bài tập tim mạch khác, các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành, hoạt động với tốc độ nhanh hơn. Điều này dẫn đến cải thiện khả năng chống mệt mỏi.

Ngoài ra, rèn luyện sức bền tim mạch thường xuyên có tác dụng tăng cường kích hoạt các cơ đường thở trên để giảm sức cản đường thở và mở rộng đường kính đường thở trên. Bạn nên đặt mục tiêu ít nhất 60 phút tập thể dục tim mạch ba ngày mỗi tuần.

2. Các tư thế Yoga thư giãn

Yoga mang lại lợi ích cho cơ thể theo nhiều cách, trong đó có việc giúp ngủ ngon hơn. Yoga giúp giảm bớt căng thẳng để cải thiện giấc ngủ.

Yoga mang lại lợi ích cho cơ thể theo nhiều cách, trong đó có việc giúp ngủ ngon hơn.

Một trong những tư thế yoga giúp thư giãn hoàn toàn là tư thế con bướm. Nằm ngửa, ép hai lòng bàn chân vào nhau, đồng thời buông nhẹ đầu gối sang một bên. Để trọng lượng đầu gối từ từ đến gần giường để hoàn toàn buông và chìm đắm vào tư thế.

Bạn có thể kê một chiếc gối dưới đầu gối nếu cảm thấy quá vất vả. Hãy nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở chậm, có chánh niệm và ổn định: đếm trong 5 giây và thở ra trong 8 giây. Kỹ thuật này làm dịu tâm trí và cơ thể và chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon.

3. Bài tập thở sâu

Các bài tập thở sâu có tác dụng giúp tăng cường, săn chắc và mở các cơ đường hô hấp trên. Điều này làm giảm các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ.

Các bài tập thở sâu có tác dụng giúp tăng cường, săn chắc và mở các cơ đường hô hấp trên.

Cố gắng hít vào hoàn toàn bằng mũi, giữ hơi ở cuối quá trình hít vào trong vài giây, sau đó thở ra hoàn toàn bằng miệng cho đến khi không còn một chút không khí nào còn trong phổi.

Chứng ngưng thở khi ngủ là một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm và theo dõi. Trong trường hợp nghiêm trọng, ngưng thở khi ngủ có nguy cơ dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Thực hiện các bài tập hỗ trở này sẽ giúp cải thiện và kiểm soát chứng ngưng thở khi ngủ một cách hiệu quả.

Xem thêm:

Nhiều người còn trẻ vẫn bị thoái hóa đốt sống cổ, đây là 4 lý do chúng ta hay bỏ qua

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/cac-bai-tap-hieu-qua-nhat-cho-chung-ngung-tho-khi-ngu-34354/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY