Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Các bài tập thể dục kiểm soát lượng đường trong máu tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường loại 2

Tập thể dục là một trong những bước quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu. Dưới đây là một số bài tập mà bạn phải bao gồm trong thói quen sinh hoạt của mình.

Song song với việc gồng mình lên để chống lại đại dịch, thì giải quyết các vấn đề sức khỏe khác đang gia tăng và hướng tới khắc phục chúng là điều cần thiết. Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính đang đeo bám con người và là một mối đe dọa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 422 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới và ước tính 1,5 triệu ca tử vong do bệnh tiểu đường vào năm 2019.

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính đang đe dọa con người trong xã hội hiện đại - (Ảnh: Freepik).

Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường nên làm theo các phương pháp có thể giúp họ kiểm soát lượng đường trong máu. Điều quan trọng cần nhớ là nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể khiến cơ thể có nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, đột quỵ và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Tập thể dục là một phương pháp được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Dưới đây là một số bài tập mà bạn phải bao gồm trong thói quen tập thể dục của mình nếu bạn bị bệnh tiểu đường loại 2:

Đi xe đạp

Quản lý cân nặng là một trong những cách kiểm soát bệnh tiểu đường và không có phương pháp giảm cân nào tốt hơn ngoài đạp xe. Bạn có thể thực hiện bài tập aerobic này ở nhà (với xe đạp cố định) hoặc ngoài trời.

Đi bộ

Đi bộ có thể kiểm soát biến chứng do tiểu đường gây ra - (Ảnh: Freepik).

Đi bộ là một trong những bài tập dễ nhất để giữ dáng, hơn thế nữa đi bộ có thể giúp kiểm soát các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, do đó góp phần vào việc kiểm soát bệnh. Nó thúc đẩy việc quản lý cân nặng có thể giúp hạn chế các vấn đề về tim mạch và xương. Bạn có thể đi bộ nhanh 30 phút ít nhất 5 lần một tuần để đạt được hiệu quả.

Tập yoga

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp để cải thiện tính linh hoạt đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể, thì yoga chính là bài tập thể dục dành cho bạn. Theo một đánh giá được công bố trên Tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa có tiêu đề “Vai trò trị liệu của Yoga đối với bệnh tiểu đường loại 2”, yoga có thể có tác dụng chữa bệnh trên cơ thể và có thể thúc đẩy việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Các bài tập Pilates

Nhằm mục đích tăng cường sự cân bằng, sức mạnh và sự phối hợp của cơ thể con người, pilates cũng có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu như nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về Sức mạnh và Điều kiện có tiêu đề “Huấn luyện phương pháp Pilates: Các phản ứng về chức năng và đường huyết của phụ nữ lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 2”, ủng hộ các tuyên bố nêu trên.

Tập luyện sức đề kháng

Trong danh sách các lợi ích của bài tập sức đề kháng do Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ ban hành, điều chỉnh lượng đường trong máu được liệt kê là một trong những lợi ích của những bài tập này. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể tập luyện sức đề kháng và mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức bền, cải thiện sức mạnh và xây dựng sức khỏe xương và cơ. Các bài tập luyện sức đề kháng mà các bạn có thể thử như hít đất, plank, squats, gập bụng,...

Ngoài việc tập thể dục thường xuyên, bệnh nhân tiểu đường cũng cần một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Chỉ cần lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định, người bệnh sẽ ít khó chịu và bệnh sẽ không tiến triển nhanh hoặc biến chứng.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/cac-bai-tap-the-duc-kiem-soat-luong-duong-trong-mau-tot-nhat-cho-benh-nhan-tieu-duong-loai-2-31336/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY