Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Các biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm khô miệng và các triệu chứng hôi miệng, chảy máu nướu răng, đau loét họng…

Khô miệng xảy ra khi miệng không thể tiết đủ nước bọt. Mặc dù đây không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng lại là triệu chứng rất khó chịu.

Khô miệng cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như: Hôi miệng, chảy máu nướu răng và răng sâu, cảm giác khô và thô trong miệng, giảm khả năng nếm, môi khô và nứt nẻ, ho khan và khô mũi, khó nuốt, nướu răng nhợt nhạt, vết loét và đau họng.

Dưới đây là chi tiết các phương pháp khắc phục tại nhà có tác dụng giảm khô miệng hiệu quả.

1. Giữ đủ nước

Nếu bị khô miệng, hãy đảm bảo rằng bạn đang uống đủ nước mỗi ngày. Uống đủ nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước nhẹ gây khô miệng. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo rằng không uống quá nhiều nước cùng một lúc. Uống nước từ từ và đều đặn trong ngày để ngăn chặn cơn đau dạ dày.

Uống đủ nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước nhẹ gây khô miệng - (Ảnh: Natural News).

2. Giữ vệ sinh răng miệng

Sức khỏe răng miệng kém cũng gây khô miệng. Khô miệng cũng có thể gây ra tình trạng sức khỏe răng miệng kém. Cho dù nguyên nhân cơ bản của khô miệng là gì, bạn cũng cần phải cải thiện vệ sinh răng miệng của mình.

Vệ sinh răng miệng tốt bao gồm đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày. Bạn cũng có thể súc miệng bằng nước hoặc nước súc miệng sau bữa ăn để rửa sạch các mảnh thức ăn mắc lại trong kẽ răng và gây hôi miệng.

3. Nhai kẹo cao su không đường

Kẹo không đường và kẹo cao su không đường giúp giữ cho nước bọt lưu thông và kích thích tiết nước bọt. Nếu bạn không có kẹo, hãy nhai kẹo cao su không đường để tránh bị khô miệng. Mặc dù nhai kẹo cao su là một giải pháp tạm thời, nhưng nó có thể giúp giảm khô miệng nhanh chóng.

4. Uống trà gừng hoặc sử dụng các sản phẩm từ gừng

Uống trà gừng hoặc sử dụng các sản phẩm khác có gừng để giúp kích thích tuyến nước bọt và tăng tiết nước bọt. Đun sôi một miếng gừng tươi thái lát với nước trong một cái nồi nhỏ. Ngâm trong 5 đến 10 phút, sau đó lấy trà ra khỏi bếp và khuấy đều với nước cốt chanh và một chút mật ong hoặc đường nâu. Uống ấm hoặc ướp lạnh trước khi dùng.

5. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Nếu bạn dành phần lớn thời gian trong ngày ở trong nhà, bạn có thể nhận thấy rằng không khí khô trong nhà làm cho các triệu chứng khô miệng trầm trọng hơn. Giảm các triệu chứng của khô miệng bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm trong các phòng bạn sử dụng nhiều nhất.

6. Kiểm tra tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây khô miệng, như những loại thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng sau: Bệnh hen suyễn, bệnh tiêu chảy, động kinh, tăng huyết áp, béo phì và bệnh Parkinson.

Nếu bạn dùng thuốc cho bất kỳ tình trạng nào trong số này và thường xuyên bị khô miệng, hãy kiểm tra với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để có các biện pháp thay thế.

Khô miệng cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như: Hôi miệng, chảy máu nướu răng và răng sâu... - (Ảnh: Freepik).

7. Tránh thói quen gây khô miệng

Một số biện pháp khắc phục có thể tạm thời làm giảm chứng khô miệng, nhưng tránh những thói quen gây ra chứng khô miệng ngay từ đầu là chìa khóa giúp bạn loại bỏ chứng khô miệng một cách hiệu quả.

Rượu và thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm khô miệng. Do đó, bỏ hút thuốc và uống rượu sẽ giúp ngăn ngừa khô miệng trong một số trường hợp. Bên cạnh đó, đồ uống có chứa caffein như cà phê, nước tăng lực và trà xanh cũng có thể làm khô miệng.

8. Hít thở bằng miệng

Một số người bị bệnh đường hô hấp hoặc các bệnh lý tiềm ẩn phải thở bằng miệng. Điều này có thể nhanh chóng làm khô đường thở gây khô miệng. Tham gia vào các hoạt động gây khó thở, như các hoạt động thể chất gắng sức, cũng có thể khiến bạn thở bằng miệng gây khô miệng. Để tránh tình trạng này, bạn nên luôn ngậm miệng và thở bằng mũi để cải thiện lưu lượng nước bọt.

Khô miệng là một phàn nàn nhỏ có thể gây khó chịu, nhưng nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị. Nếu bạn không quen sử dụng bất kỳ biện pháp khắc phục nào được liệt kê ở trên, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để kiểm tra các tương tác thuốc hoặc dị ứng có thể xảy ra.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/cac-bien-phap-khac-phuc-tai-nha-giup-giam-kho-mieng-va-cac-trieu-chung-hoi-mieng-chay-mau-nuou-rang-dau-loet-hong-30803/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY