Tác dụng tại chỗ là tác dụng ngay tại nơi Thuốc tiếp xúc, khi Thuốc chưa được hấp thu vào máu: Thuốc sát khuẩn ngoài da, Thuốc làm săn niêm mạc (tani n), Thuốc bọc niêm mạc đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm).
Tác dụng toàn thân là tác dụng xẩy ra sau khi Thuốc đã được hấp thu vào máu qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hay đường tiêm: Thuốc mê, Thuốc trợ tim, Thuốc lợi niệu. Như vậy, tác dụng toàn thân không có nghĩa là Thuốc tác dụng khắp cơ thể mà chỉ là Thuốc đã vào máu để "đi" khắp cơ thể.
Tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân có thể gây hiệu quả trực tiếp hoặc gián tiếp: tiêm d - tubocurarin vào tĩnh mạch, Thuốc trực tiếp tác dụng lên bản vận động làm liệt cơ vân và gián tiếp làm ngừng thở do cơ hoành và cơ liên sườn bị liệt chứ không phải Thuốc ức chế trung tâm hô hấp.
Mặt khác, tác dụng gián tiếp còn có thể thông qua phản xạ: khi ngất, ngửi ammoniac, các ngọn dây thần kinh trong niêm mạc đường hô hấp bị kích thích, gây phản xạ kích thích trung tâm hô hấp và vận mạch ở hành tủy, làm người bệnh hồi tỉnh.
Ngoài tác dụng điều trị, Thuốc có thể còn gây nhiều tác dụng khác, không có ý nghĩa trong điều trị, được gọi là tác dụng không mong muốn, tác dụng dụng ngoại ý (adverse drug reactions - ADR). Các tác dụng ngoại ý có thể chỉ gây khó chịu cho người dùng (chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ), gọi là tác dụng phụ; nhưng cũng có thể gây phả n ứng độc hại (ngay với liều điều trị) như xuất huyết tiêu hóa, giảm bạch cầu, tụt huyết áp thế đứng...
Thí dụ: aspirin là Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm (tác dụng chính), nhưng gây chảy máu tiêu hóa (tác dụng độc hại). Nifedipin, Thuốc chẹn kênh calci dùng điều trị tăng huyết áp (tác dụng chính), nhưng có thể gây nhức đầu, nhịp tim nhanh (tác dụng phụ), ho, phù chân, tăng enzym gan, tụt huyết áp (tác dụng độc hại).
Trong điều trị, thường phối hợp Thuốc để làm tăng tác dụng chính và giảm tác dụng không mong muốn. Thí dụ uống Thuốc chẹn b giao cảm cùng với nifedipin sẽ làm giảm được tác dụng làm tăng nhịp tim, nhức đầu của nifedipin. Cũng có thể thay đổi đường dùng Thuốc như dùng Thuốc đặt hậu môn để tránh tác dụng khó uống, gây buồn nôn.
Tác dụng hồi phục: sau tác dụng, Thuốc bị thải trừ, chức phận của cơ quan lại trở về bình thường. Sau gây mê để phẫu thuật, người bệnh lại có trạng thái bình thường, tỉnh táo.
Tác dụng không hồi phục: Thuốc làm mất hoàn toàn chức ph ận của tế bào, cơ quan. Thí dụ: Thuốc chống ung thư diệt tế bào ung thư, bảo vệ tế bào lành; Thuốc sát khuẩn bôi ngoài da diệt vi khuẩn nhưng không ảnh hưởng đến da; kháng sinh cloramphenicol có tai biến gây suy tủy xương.
Tác dụng chọn lọc là tác dụng điều trị xẩy ra sớm nhất, rõ rệt nhất. Thí dụ aspirin uống liều 1 - 2 g/ ngày có tác dụng hạ sốt và giảm đau, uống liều 4 - 6 g/ ngày có cả tác dụng chống viêm; digitalis gắn vào tim, não, gan, thận... nhưng với liều điều trị, chỉ có tác dụng trên tim; albuterol (Salbutamol- Ventolin) kích thích chọn lọc receptor b2 adrenergic...
Thuốc có tác dụng chọn lọc làm cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, tránh được nhiều tác dụng không mong muốn.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
các cách tác dụng của thuốc