Kinh tế xã hội hôm nay

Các công ty thượng nguồn đang lao vào dự án vùng nước biển sâu trong khi ngân sách đầu tư thăm dò vẫn không thay đổi trong năm 2024

(PetroTimes) - Trong khi tiếp tục siết chặt vòng kim cô dòng tài chính, các công ty dầu khí lớn trên thế giới vẫn đang mạo hiểm một cách thận trọng tiến hành thăm dò các dự án ở vùng nước sâu hơn và đánh giá lại các phương pháp tiếp cận thăm dò các mỏ giếng dầu khí mới của mình.
Ảnh minh họa

Mặc dù dự báo số công ty dầu khí lớn này vẫn sẽ tiến hành thẩm định và phát triển diện tích dự án của mình song Rystad Energy cũng vẫn kỳ vọng số công ty dầu khí lớn này sẽ tiếp tục tập trung vào diện tích dự án quen thuộc, nơi bao gồm những khu vực dự án với kinh nghiệm chuyên môn vững chắc và cơ sở hạ tầng sẵn có nhằm mục tiêu kiếm lợi nhuận một cách nhanh hơn với rủi ro thấp hơn, theo ý kiến của ông Santosh Kumar Budankayala, chuyên gia phân tích cấp cao (Rystad Energy).

Hiện các công ty thượng nguồn dầu khí lớn ví như các hãng dầu khí đa quốc gia ExxonMobil, Shell, Chevron, BP, TotalEnergies và Eni vẫn sẽ tiếp tục thận trọng trong việc đầu tư chi tiêu thăm dò dầu khí trong năm 2024 với các hoạt động khoan thăm dò chuẩn bị sẵn sàng cho một năm bận rộn phía trước. Theo nghiên cứu của Rystad Energy, các nhà sản xuất dầu khí lớn này sẽ đầu tư chi tiêu trung bình tổng cộng 7 tỷ USD mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2024, một mức giảm đáng kể so với giai đoạn 4 năm trước đó với tổng chi tiêu trung bình lên đến 10 tỷ USD.

Bất chấp các khoản chi tiêu ngân sách ngày càng bị siết chặt, việc tiến hành khoan thăm dò ở những mỏ giếng chưa có hợp đồng dầu khí hoặc chưa có phát hiện dầu khí nào trước đây, lại đang thúc đẩy sự lạc quan về một năm tiến hành hoạt động khoan thăm dò dầu khí hiệu quả, đặc biệt là các dự án nước sâu ở rìa các khu vực ngoài khơi Đại Tây Dương, Đông Địa Trung Hải và Châu Á. Năm 2023 vừa qua cũng đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể số diện tích mặt nước được ký kết hợp đồng trao cho các công ty dầu khí lớn trên với tổng cộng là 112.000 km2, tăng 20% ​​so với mức của năm trước đó. Đáng chú ý, phần lớn tất cả diện tích các lô được trao hợp đồng khoan thăm dò dầu khí đều nằm ở ngoài khơi xa, với 39% ở phân khúc thềm lục địa, 28% ở vùng nước sâu và 33% còn lại ở vùng nước siêu sâu.

Tất cả những xu hướng trên gợi mở một sự thúc đẩy đáng kể bởi các công ty dầu khí lớn hướng tới các vùng nước sâu hơn, với hơn một nửa số lô dầu khí được trao hợp đồng đều nhắm tới mục tiêu vào nguồn trữ lượng dầu khí nước sâu hoặc siêu sâu. Sự tập trung này đã được phản ánh trong hoạt động thăm dò dầu khí toàn cầu thời gian qua, theo các chuyên gia phân tích của Rystad Energy dự báo sẽ bổ sung thêm khoảng 50 giếng khoan thăm dò nước sâu và siêu sâu trong năm 2024 so với mức của năm 2023. Theo ước tính có khoảng 27% tổng số giếng thăm dò dầu khí ngoài khơi đã được khoan vào năm ngoái ở vùng nước sâu và siêu sâu, trong khi vào năm tới đây, Rystad Energy kỳ vọng tỷ lệ các giếng khoan như vậy sẽ tăng lên khoảng 35%.

Trong khi đó, các phát hiện mỏ giếng dầu khí thông thường đã bị sụt giảm vào năm 2023, khi mà các công ty dầu khí lớn chạm mức sản lượng ảm đạm chỉ đạt 1 tỷ thùng dầu tương đương (boe), phá vỡ xu hướng phục hồi sau năm 2020 và thể hiện mức giảm mạnh tới 68% so với sản lượng 3 tỷ thùng dầu tương đương đạt được vào năm 2022. Đáng chú ý là các lưu vực dầu khí chưa có hợp đồng dầu khí nào trước đây, đã đóng góp 45% số bể, giếng dầu khí được phát hiện trong năm 2022, thì chỉ chiếm có 20% vào năm ngoái.

Với những phát hiện mỏ, bể giếng dầu khí mới ngày càng bị thu hẹp, tương lai của việc thăm dò dầu khí có thể nằm ở việc mạo hiểm vượt ra ngoài những dự án dầu khí quen thuộc trước đây. Các lưu vực dầu khí chưa từng có hoạt động thăm dò nào và chưa từng được phát hiện trước đây, chứa đầy tiềm năng trữ lượng dầu khí tiềm ẩn, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn tài nguyên đáng kể còn chưa được khai thác. Không giống như các lưu vực trưởng thành khác, nơi việc thăm dò dầu khí mang lại những phát hiện nhỏ hơn, rải rác hơn, thì những khu vực bể, giếng dầu khí mới ngoài khơi xa này đều có sức hấp dẫn cho những triển vọng rộng lớn và tập trung hơn về mặt địa lý.

Trong khi thừa nhận khoảng thời gian ngắn giữa quá trình phát hiện và khởi động các mỏ, giếng dầu khí phát hiện được thực hiện ở các lưu vực trưởng thành, các chuyên gia Rystad Energy nhận thấy tầm quan trọng của việc thăm dò các mỏ, giếng chưa từng có các hoạt động thăm dò nào. Trong hai thập kỷ qua, hoạt động thăm dò ở những mỏ giếng mới chưa từng có hoạt động dầu khí nào trước đó đã đem lại những thành công đáng chú ý, như phát hiện khí đốt ở Area 1 và Area 4 thuộc lưu vực Rovuma ngoài khơi Mozambique từ năm 2010 đến 2013, phát hiện mỏ khí đốt ngoài khơi bờ biển Mauritania và Sénégal từ năm 2015 đến năm 2017, phát hiện dầu thô ở dự án Liza nằm trong Lô Stabroek ngoài khơi Guyana (2015) và gần đây hơn là mỏ khí đốt Sakarya ở ngoài khơi Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ (2020).

Ngoài ra, những phát hiện các mỏ khí đốt như Brulpadda và Luiperd ở ngoài khơi CH Nam Phi từ năm 2019 đến năm 2020, và các mỏ dầu thô Venus và Graff thuộc bể Orange ngoài khơi Namibia, cả hai đều được phát hiện vào năm 2022, điều này đã dẫn đến việc mở ra các mỏ khai thác hydrocarbon mới.

Một phần đáng kể diện tích dự án được trao cho các công ty dầu khí lớn tại các lưu vực chưa từng có các hoạt động dầu khí năm ngoái là ở Uruguay, trong đó hãng Shell chiếm thị phần lớn nhất với diện tích dự án rộng 42.000 km2. Đáng chú ý, hơn 50% diện tích dự án được trao hợp đồng cho hãng Shell nằm trong lãnh thổ Uruguay. Điều này trái ngược với trọng tâm lịch sử của các công ty dầu mỏ lớn chỉ chú trọng đến các mỏ dầu khí đã trưởng thành, điều này cho thấy một sự thay đổi tiềm tàng đáng kể trong chiến lược thăm dò dầu khí của hãng Shell. Mặc dù Uruguay chiếm gần một nửa tổng số diện tích lưu vực dầu khí chưa từng được thăm dò vào năm 2023 song điều này cho thấy đây vẫn là một điều bất thường bởi vì các công ty dầu khí lớn thường vẫn luôn thận trọng đầu tư trong năm 2024.

Do vậy, hãng Shell (Vương quốc Anh) vẫn sẽ là công ty chủ chốt trong lĩnh vực thăm dò và sản xuất dầu khí nước sâu với các dự án quan trọng dự kiến sẽ được tiến hành ​​trong năm nay, đặc biệt là ở các khu vực Đông Nam Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Hiện tại, hãng Shell đang tiến hành khoan thăm dò dầu khí siêu sâu ở dự án Pekaka tại Lô SB 2W ngoài khơi Sabah, Đông Malaysia. Đây là dự án triển vọng mang những điểm tương đồng với phát hiện dự án mỏ giếng nước sâu Tepat thuộc Lô M năm 2022 rất có tiềm năng đáng kể về phát hiện khí ngưng tụ, phù hợp với chiến lược danh mục đầu tư tập trung vào khí đốt của hãng Shell tại Malaysia.

Vừa qua, tiếp theo dự án thăm dò khai thác khí ngưng tụ ở dự án mỏ giếng siêu sâu Pekaka thuộc Lô SB 2W ngoài khơi Sabah, hãng Shell cũng sẽ theo đuổi hoạt động thăm dò dầu khí vùng nước siêu sâu hơn ở dự án triển vọng Bijak thuộc Lô SB X. Các lô dầu khí trên đã được Shell giành chiến thắng trong vòng đấu thầu năm 2021 của Malaysia. Ngoài ra, hoạt động khoan thăm dò dự kiến ​​cũng sẽ diễn ra ở khu vực thềm lục địa Sarawak, Đông Malaysia. Ngoài ra, hãng Shell cũng còn đang tiếp tục tiến hành các hoạt động thẩm định tại vùng biển Namibia để chứng minh thêm mức độ phát hiện quan trọng của mình, bao gồm cả mỏ giếng dầu khí Graff ngoài khơi Namibia.

Bên cạnh đó, hãng BP (Vương quốc Anh) cũng lên kế hoạch tiến hành thăm dò dự án dầu khí nước sâu ở khu vực Châu Phi và Châu Mỹ. Hãng BP đã đặt mục tiêu khoan nhiều mỏ giếng ở CH Ai Cập, bao gồm khoan thẩm định tại mỏ khí và khí ngưng tụ Raven cũng như khoan thăm dò tại khu vực chưa được chứng minh hoặc quay trở lại các mỏ giếng hiện có hoặc cũ hơn, nằm ở Lô King Mariout ở Tây Địa Trung Hải ngoài khơi CH Ai Cập. Trong khi đó, mỏ giếng dầu khí thuộc Lô Pau-Brasil ngoài khơi Brazil của hãng BP đánh dấu là mỏ giếng dầu khí đầu tiên được vận hành tại Lưu vực Santos ngoài khơi Brazil, góp phần mở rộng sự hiện diện của hãng BP vượt ra ngoài Lưu vực Campos, nơi mà trước đây BP là không phải là đối tác vận hành cùng với hãng dầu khí quốc gia Petrobras (Brazil).

Hiện các hãng Chevron và Shell cũng đang dẫn đầu hợp tác với các kế hoạch tiến hành dự án khoan thăm dò ngoài khơi bờ biển Suriname ở Lô 42, nơi có triển vọng mỏ giếng carbonate Walker. Sự phát hiện carbonate ở lô này có khả năng thúc đẩy các nỗ lực thăm dò nước sâu hơn ở ngoài khơi Suriname, giúp bổ sung thêm vào lưu vực về trữ lượng hydrocarbon đang phát triển của khu vực Nam Mỹ. Hơn thế nữa, dự án Argerich-1 là mỏ giếng nước siêu sâu đầu tiên ngoài khơi CH Argentina, trong đó hãng Shell chiếm 30% cổ phần từ những hoạt động khác thuộc sở hữu của hãng Equinor (CH Na Uy), nếu thành công, thì hãng Shell sẽ giữ vai trò then chốt trong việc phác thảo thành công hoạt động thăm dò dự án dầu khí nước sâu ngoài khơi trong khu vực Nam Mỹ.

Giá trị thương vụ M&A dầu khí thượng nguồn đạt mức cao nhất kể từ năm 2017

Giá trị thương vụ M&A dầu khí thượng nguồn đạt mức cao nhất kể từ năm 2017

Các chuyên gia trong ngành cho biết, sự hợp nhất đang diễn ra trong ngành đá phiến của Mỹ, đã đẩy giá trị thương vụ M&A toàn cầu trong lĩnh vực thăm dò dầu khí lên mức cao nhất quí 1 kể từ 2017.

Tuấn Hùng

Rystad Energy

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/cac-cong-ty-thuong-nguon-dang-lao-vao-du-an-vung-nuoc-bien-sau-trong-khi-ngan-sach-dau-tu-tham-do-van-khong-thay-doi-trong-nam-2024-708994.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY