Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách bảo quản vài thiểu để ăn quanh năm

Vải thiều cũng giống như những loại trái cây khác, tươi ngon nhất là khi vào mùa và rất khó để bảo quản lâu.

Khoảng đầu tháng 6 hằng năm chính là lúc vải thiều bắt đầu rộ chín, người nông dân ở các vùng trồng vải bắt đầu hối hả thu hoạch. Giống vải được trồng nhiều và ưa chuộng nhất ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở 2 huyện Thanh Hà – Hải Dương và huyện Lục Ngạn – Bắc Giang, có lẽ do điều kiện thiên nhiên nơi đây phù hợp nên hương vị trái vải thơm ngon hơn cả, hạt nhỏ, cùi dày, mọng nước và rất ngọt.

Muốn chọn cho mình những quả vải ngon, bạn không nên chọn những chùm vải có quả to mà chỉ mua những chùm vải quả tròn, nhỏ vừa phải, cỡ to hơn ngón chân cái một chút. Cành, lá và cuống phải tươi, nếu không vải rất dễ bị sâu đầu. Vỏ quả vải có màu đỏ hồng, không có đốm, cầm tay bóp nhẹ thấy căng mọng, bằng cảm quan có thể dễ dàng nhận thấy nhưng quả vải như vậy thì phần vỏ tương đối nhẵn, ít sần sùi.

Đặc biệt, đối với những quả vải tươi ngon khi bóc sẽ thấy lớp vỏ mềm, dễ xé và lớp lụa bên trong mỏng dính, trắng tinh. Cùi vải dày, thơm ngọt, hạt bé xíu.

Vải thiều ngon nhất là vào đúng vụ mùa của nó, vì vậy nhiều người lựa chọn cách mua vải để bảo quản ăn dần. Để bảo quản vải thiều tại nhà đơn giản, giữ cho quả vải tươi ngon ăn quanh năm, bạn hãy tham khảo những cách dưới đây nhé!

Bảo quản vải trong 1 tuần

Với cách bảo quan vải thiều bằng túi zip bạn có thể giữ nguyên độ tươi ngon của vải trong vài ngày để dùng dần mà không bị héo, hỏng.

Thực hiện

- Cắt rời từng trái vải, chừa lại phần cuống 1 - 2 cm trên mỗi trái.

- Rửa sạch và để trái vải ráo nước, thật khô.

- Chia thành từng phần nhỏ trong các túi zip rồi bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

Bảo quản vải trong 1 tháng

Đây là cách bảo quan vải chuyên dụng, thường áp dụng đối với những gia đình chuyên kinh doanh vải. Đó là sử dụng dung dịch NaHSO3 và dung dịch HCl 4%. Dung dich NaHSO3 có tác dụng diệt khuẩn, làm cứng vỏ, hạn chế mất nước, còn HCl có tác dụng giúp vải giữ được độ tươi như mới thu hoạch. Để đạt hiệu quả cao, khi bảo quan vải nên để vải trong môi trường có nhiệt độ 4 – 5 độ C và độ ẩm không khí khoảng 90 – 95%.

Thực hiện:

- Nhúng cả chùm vải hoặc cả rổ vải vào chậu dung dich NaHSO3 pha với nước theo tỉ lệ 60g/1 lít trong khoảng 10 phút.

- Tiếp đó, bạn tiếp tục ngâm vải trong dung dịch dung dịch HCl 4% trong khoảng 3 – 5 phút.

- Để vải tự khô hoặc dùng quạt để thổi khô vải và đóng vào trong các hộp xốp rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Bảo quản vải trong 2 tháng

Muốn bảo quản vải dùng lâu ngày bạn không nên rửa chúng mà để khô nguyên như khi hái trên cây xuống.

Thực hiện:

- Cắt rời trái vải, chừa phần cuống khoảng 1cm, để rổ cho ráo nước.

- Chuẩn bị 1 hoặc vài hộp nhựa theo số lượng vải muốn bảo quản và 1 ít giấy báo.

- Lót vài lớp giấy báo xuống đáy hộp và bắt đầu xếp vải thiều vào, sau 1 lớp quả là 1 lớp báo.

- Cuối cùng là bọc lớp giấy bảo cho kín toàn bộ chỗ vải, càng nhiều giấy báo càng tốt.

- Đậy nắp hộp và cho vào ngăn mát tủ lạnh, có thể để lâu tới 2 tháng. Vải khi bảo quản vẫn bị hấp hơi nên có 1 vài quả có thể xuất hiện dấu hiệu hỏng, nhưng tổng thể vẫn tươi ngon như thời điểm ban đầu.

Nếu không có hộp giấy, bạn dùng túi nylon hay màng bọc thực phẩm thay thế, nhưng chúng sẽ không sạch sẽ và an toàn cho bằng hộp nhựa chuyên dùng đựng thực phẩm.

Bảo quản vài thiều dùng trong 1 năm

Nếu muốn trữ vải thiều tươi sử dụng từ mùa vải đến tết thì nên làm theo cách bọc bảo quản bằng hộp và giấy báo, sau đó cho chúng lên ngăn đá tủ lạnh, khi ăn mang rã đông bình thường, hương vị vẫn thơm ngon như mới.

Ngoài ra, bạn có thể bóc vỏ trái vải rồi xếp chúng lại gọn gàng trong hộp nhựa, rắc thêm xíu đường cát nếu muốn, đậy nắp hộp rồi bảo quản trên ngăn đông. Khi rã đông sử dụng, hương vị trái vải không thua kém vải tươi bao nhiêu.

Nếu có máy ép chân không, bóc vỏ quả vải rồi xếp chúng vào túi chuyên dụng và hút chân không chúng, bảo quản trên ngăn đông dùng dần.

Bảo quản vải bằng cách chế biến

- Ngâm nước vải

Cách 1: Vải thiều bóc lớp vỏ rồi tách bỏ hạt lấy cùi vải. Sau đó cho vào hũ thủy tinh, tiếp đến cho nước đường phèn, một ít muối và ngâm để dùng dần. Với công thức này bạn có thể bảo quản vải hơn 1 tháng.

Cách 2: Vải thiều mua về, lột vỏ, dùng dao có mũi nhọn khứa nhẹ theo chiều dọc, tách nhẹ lấy hột ra. Rửa lại nhẹ tay bằng nước đun sôi để nguội. Trong khi chờ vải thiều ráo nước, cho đường vào nồi, đổ một chén nước vào, lấy muôi khuấy nhẹ trên bếp với lửa vừa.

hi nước đường sôi lăn tăn, thử nước đường bằng cách múc lên rồi đổ lại trong nồi, khi thấy nước hơi sánh là bắc ra, để thật nguội. Xếp trái vải vào keo hay tô thuỷ tinh, đổ nước đường lên cho ngập mặt vải. Đậy kín bỏ vào tủ lạnh. Để cách một đêm cho đường và nước vải thẩm thấu.

- Phơi hoặc sấy khô vải

Đây là cách thông dụng nhất cho cách bảo quản vải thiều. Chất lượng vải không được như ý phơi/sấy vì vải sẽ không còn độ tươi và mọng nước, thịt vải chuyển sang màu nâu cánh gián, nhưng vẫn khá thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất.

Nhưng sau khi phơi sấy thành vải khô, vải thiều bảo quản được lâu nhất mà không sợ bị hư hỏng.

Đông Phong

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/cach-bao-quan-vai-thieu-de-an-quanh-nam-27411/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY