Đối với một người bình thường, số lần đi tiêu trung bình là khoảng 3-4 lần/ tuần. Nhưng khi số lần đi tiêu tăng lên liên tục trong ngày kèm theo đó là triệu chứng đau bụng, phân lỏng và có nhiều dấu hiệu bất thường thì đó là tiêu chảy.
Tiêu chảy mang đến những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc. Nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tiêu chảy mãn tính và tệ hơn là viêm đại tràng.
Tiêu chảy mang lại nhiều cảm giác khó chịu, phiền toái |
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy nhưng chủ yếu là do người bệnh ăn phải nguồn thức ăn không hợp vệ sinh. Các món nhiều dầu mỡ, ôi thiu, bị nhiễm độc nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể dẫn đến tiêu chảy. Một số ít trường hợp là do nhiễm khuẩn E.Coli và lỵ trực khuẩn Shigella từ những dụng cụ đựng sữa không được vệ sinh sạch sẽ.
Một số mẹo chữa trị đau bụng đi ngoài
Có rất nhiều mẹo dân gian có thể giúp chữa trị tình trạng đau bụng đi ngoài mà bạn nên áp dụng:
Gừng tươi: Gừng loại gia vị có tính cay nóng, có thể hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả. Bạn có thể uống nước gừng bằng cách lấy một củ gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi hòa cùng 1 chén nước ấm chắt lấy nước uống. Hoặc cũng có thể xắt lát mỏng chườm lên bụng để làm giảm cơn đau.
Gừng là mẹo chữa đau bụng được nhiều người áp dụng |
Mật ong: Một số người bị đau dạ dày thường dùng mật ong để là giảm cơn đau bụng. Đối với người bị tiêu chảy, mật ong cũng có thể giúp xoa dịu những cơn đau hiệu quả. Bạn chỉ cần pha 1-2 thìa mật ong với nước ấm rồi uống trực tiếp, cơn đau sẽ được giảm bớt.
Một ly mật ong ấm có thể xoa dịu cơn đau bụng cho bạn |
Các mẹo trên đây là những cách vô cùng đơn giản để chữa trị đau bụng đi ngoài mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, các cách trên chỉ hiệu quả với các cơn đau bụng nhẹ. Nếu đau bụng đến mức không thể chịu được, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời
Bổ sung nước cho cơ thể:
Khi bi đau bụng đi ngoài, bạn sẽ mất rất nhiều nước, cùng với các chất điện giải, chất khoáng như kali và Natri. Do đó bạn phải cung cấp thật nhiều nước cho cơ thể để bù lại lượng nước mỗi ngày. Lượng nước cần thiết cho mỗi ngày là 8 ly nước.
Dùng sữa chua:
Sữa chua có tác dụng tạo axit lactic trong ruột, giúp tiêu tiêu diệt các vi khuẩn xấu giúp bạn chữa lành bệnh nhanh hơn. Để hạn chế tiêu chảy, bạn nên ăn sữa chua trước khi dùng thuốc.
Nghỉ ngơi:
Khi bị tiêu chảy, bạn cần phải nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu cơ thể bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái, bệnh tiêu chảy cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột:
Thực phẩm giàu tinh bột có thể được coi là “cứu tinh” đối với bệnh tiêu chảy. Các thực phẩm như ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín sẽ khiến dạ dày của bạn nhẹ bớt. Bạn nên hạn chế thêm đường và muối vào thực phẩm vì chúng có thể làm tình trạng của bạn thêm trầm trọng.
Bạn nên lưu ý với bột yến mạch, vì đường ruột của bạn khó có thể tiêu thụ được lượng dinh dưỡng lớn có trong nó. Khoai tây cũng là những thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm nhẹ các cơn đau dạ dày, nhưng nên ăn khoai tây hấp hoặc luộc, tuyệt đối không ăn các loại khoai tây chiên.
Một số loại thức ăn nên tránh xa:
Khi bị tiêu chảy, bạn không nên dùng phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Sữa sẽ làm ruột của bạn hoạt động kém đi. Bạn cần tránh uống cà phê vì hệ thần kinh sẽ dễ bị kích thíchình trạng của bạn tồi tệ hơn.
Khi bị tiêu chảy, bạn nên sử dụng nước ép táo và nước ép mận không đường, các loại nước ép này sẽ không gây hại đến đường ruột của bạn.
Hi vọng với những bí quyết này, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc chữa trị các cơn đau do đau bụng đi ngoài và có thể ngăn ngừa được căn bệnh này một cách tốt nhất.
Quỳnh Như
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: