Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách chữa tụt lợi tại nhà hiệu quả nhất

Tụt lợi vừa gây mất thẩm mỹ vừa phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn không được tốt. Nếu tình trạng tụt lợi ngày càng nghiêm trọng hơn sẽ khiến răng rụng sớm do sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn.

Nếu ngại đến nha sĩ, bạn có thể ghi chép lại cách chữa trị tụt lợi bằng các loại thảo dược thiên nhiên lành tính sau đây:

1. Chanh và dầu ô liu

Chanh được biết đến giống như một chất sát trùng tự nhiên. Do vậy, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để chăm sóc nướu. Tuy nhiên, chanh có tính axit nên bạn không nên dùng quá nhiều chanh để tránh tình trạng men răng bị ăn mòn.

Cách làm: Trộn 120ml dầu ô liu với 240ml nước cốt chanh đã bỏ hạt. Lắc đều hỗn hợp dầu ô liu và chanh lên nhưng không dùng ngay. Để hỗn hợp trong khoảng 3-4 tuần, sau đó lấy hỗn hợp ra, lắc đều và bôi vào lợi. Tiếp đó, massage lợi trong khoảng 2 phút. Áp dụng công thức này không quá 2 lần/tuần.

2. Lô hội

Lô hội là một trong những nguyên liệu làm đẹp da tuyệt vời nhất cho mọi loại da, bao gồm cả da nướu trong miệng. Khi phát hiện bị tụt lợi, bạn có thể sử dụng lô hội để ngăn cản quá trình tụt lợi đang tiến triển. Cũng giống như trà xanh, chất chống viêm trong lô hội giúp kháng khuẩn, bảo vệ các mô nướu hiệu quả.

Cách làm:

Cách 1: Sử dụng gel lô hội như nước xúc miệng và thuốc chải răng.

Cách 2: Sau khi đánh răng xong, bôi gel lên răng và lợi, để vậy từ 3-5 phút rồi xúc miệng như bình thường.

3. Dầu mè

Ngoài gel lô hội, bạn có thể sử dụng dầu mè xúc miệng để bảo vệ lợi khỏi tình trạng bị tụt. Dầu mè chứa các thành phần chống viêm, làm sạch miệng và loại bỏ mảng bám trên răng.

Cách làm: Lấy một lượng dầu mè vừa phải, đun dầu đủ ấm và không quá nóng. Lấy một lượng dầu mè vừa phải trên bàn chải đánh răng và đánh răng nhẹ nhàng. Xúc miệng và để dầu trong miệng một vài phút. Sau đó nhổ dầu và xúc miệng như bình thường. Bạn có thể tăng thời gian ngậm và xúc miệng bằng dầu mè trong miệng lên khi đã làm quen để tăng hiệu quả.

4. Trà xanh

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa có thể đánh bại các gốc tế bào tự do gây ra bệnh nha chu. Hơn thế nữa, catechin, một chất chống ôxy hóa trong trà còn giúp củng cố liên kết giữa lợi và răng. Bên cạnh đó, đặc tính chống viêm của trà xanh còn giúp giảm sưng nướu.

Cách làm:

Phương pháp này hết sức đơn giản. Mỗi buổi sáng, bạn hãy uống một cốc trà xanh và theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của mình để đánh giá kết quả.

Ngoài ra, bạn cần vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần, sáng và tối để làm sạch những mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng. Chúc các bạn có hàm răng sạch đẹp!

Thanh Quế

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đìh, NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/cach-chua-tut-loi-tai-nha-hieu-qua-nhat-24176/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY