Bệnh sán dây là căn bệnh hình thành từ các loại sán dây trưởng thành như taenia saginata, tarnia solium cùng taenia asiatica ký sinh trực tiếp trong đường ruột gây nên.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể con người có thể bị sự tấn công của đến 6 loại sán dây, trong đó có thể kể đến như các loại sán dây bò, sán dây lợn, sán dây cá, sán dây tí hon, sán dây ở loài gặm nhấm, sán dây chó. Đối với những loại sán dây khi trưởng thành chúng sẽ có cấu tạo bao gồm 3 bộ phận như đầu, cổ và một chuỗi các đốt độc lập và cũng là nơi trứng cư ngụ và hình thành.
Cơ thể con người có thể bị sự tấn công của đến 6 loại sán dây, trong đó có thể kể đến như các loại sán dây bò, sán dây lợn, sán dây cá, sán dây tí hon, sán dây ở loài gặm nhấm, sán dây chó. |
Sán dây trưởng thành thường sinh sống và phát triển nhanh chóng trong ruột non của người. Riêng đối với ấu trùng sán dây lợn chúng thường kí sinh trong cơ thể sống của người, lợn, bò, cừu, dê, ngựa, chó, mèo…
Thường gian hoàn hảo để một cá thể sán dây có thể tăng trưởng thường rơi vào khoảng 8 đến 10 tuần. Sau khoảng thời gian ủ bệnh và sinh trưởng trong ruột non của người, những đốt sán già sẽ tự động rụng và được bài tiết ra ngoài qua đường phân, đặc biệt trong những đốt sán già này có chứa rất nhiều trứng sán, khi đốt này phân rã sẽ làm trứng phát tán. Nếu con người vô tình ăn phải thực phẩm có nhiễm trứng sán dây sẽ dẫn đến nhiều bệnh có hại cho sức khỏe.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nhiễm sán dây các bạn nên biết để phát hiện sớm bệnh:
Dấu hiệu nhận biết nhiễm sán dây:
1. Thường xuyên đau bụng
Nếu thường xuyên đau bụng mà không rõ nguyên nhân bạn nên gặp bác sỹ để được thăm khám và làm các xét nghiệm máu vì rất có thể bạn đang mắc phải bệnh sán dây. |
Đây là dấu hiệu phổ biến của nhiều loại bệnh trong đó có sán dây. Tuy nhiên, điểm khác biệt là những cơn đau nhói kéo dài xuất phát từ các loại kí sinh trùng gây ra bệnh khiến cơ thể vô cùng khó chịu. Chính vì thế, nếu thường xuyên đau bụng mà không rõ nguyên nhân bạn nên gặp bác sỹ để được thăm khám và làm các xét nghiệm máu để phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Giun xuất hiện trong chất thải
Trong một lần đi vệ sinh bạn vô tình phát hiện có ấu trùng lẫn trong phan của mình thì đó là dấu hiệu tố cáo cơ thể bạn bị nhiễm trùng sán dây. Đồng thời, khi bị sán dây tấn công bạn sẽ liên tục cảm nhận được sự di chuyển của sán dây trong hậu môn tạo nên cảm giác ngứa ngáy. Vì thế, hãy luôn quan sát chất thải của chính mình để có thể phát hiện bệnh kịp thời.
3. Mệt mỏi
Để miễn dịch và chống chọi lại với bệnh cơ thể buộc phải cần nhiều hơn nguồn năng lượng so với bình thường, vì thế cơ thể người bệnh sẽ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi. |
Một cơ thể chứa đầy sán dây sẽ khó lòng nào khỏe mạnh được, vì trong quá trình cư ngụ trong cơ thể bạn chúng sẽ dần hấp thụ hết lượng chất dinh dưỡng của bạn để nuôi sống chính chúng. Mặc khác, để miễn dịch và chống chọi lại với bệnh cơ thể buộc phải cần nhiều hơn nguồn năng lượng so với bình thường, vì thế cơ thể người bệnh sẽ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy kiệt, dễ bị các bệnh cơ hội khác tấn công.
4. Thiếu máu
Nếu phát hiện cơ thể đột nhiên bị thiếu máu và thiếu chất cũng như các vitamin cần thiết khác thì hãy lưu tâm vì có thể bạn đã bị nhiễm sán dây. Đặc tính của sán dây là chúng sẽ hấp thụ hết các chất dinh có trong cơ thể như vitamin B12 và hồng cầu… Chính vì thế, đối tượng nhiễm sán dây thường có cơ thể ốm yếu do thiếu chất, thiếu máu.
Nếu phát hiện cơ thể đột nhiên bị thiếu máu và thiếu chất cũng như các vitamin cần thiết khác thì hãy lưu tâm vì có thể bạn đã bị nhiễm sán dây. |
5. Hiện tượng co giật
Đối với một số loại sán dây sẽ khi đã tàn phá nghiêm trong các bộ phận trong cơ thể, kể cả mắt và não bộ sẽ đi ra ngoài bằng đường tiêu hóa. Đặc biệt sẽ rất là nguy hiểm nếu như sán dây bắt đầu xâm nhập và tấn công não bộ, khiến cơ thể liên tục co giật kèm theo đó là những cơn đau đầu kinh khủng luôn bùng phát bất cứ lúc nào.
6. Sụt cân
Khi cư ngụ trong cơ thể người sán dây sẽ có tốc độ phát triển rất nhanh do quá trình lấy đi phần lớn chất dinh dưỡng của cơ thể. Cũng chính vì thế, chúng khiến một người to khỏe mập mạp bị sụt cân nhanh chóng. Khi ăn mãi mà cơ thể vẫn không mập lên nổi mà ngược lại còn sụt cân thì lúc này bạn nên tìm gặp bác sỹ để được thăm khám, kiểm tra xem có phải đang mắc phải sán dây hay không.
Khi cư ngụ trong cơ thể người sán dây sẽ có tốc độ phát triển rất nhanh do quá trình lấy đi phần lớn chất dinh dưỡng của cơ thể. |
7. Buồn nôn, chán ăn
Nhận biết cơ thể bị sán dây tấn công dựa vào biểu hiện ăn uống cũng là cách hiệu quả. Nếu một ngày bỗng nhiên chán ăn và không thấy đói là một trong những dấu hiệu nhận biết nhiễm sán dây cần được lưu ý. Vì sán dây sẽ khiến cơ thể người bệnh liên tục mệt mỏi, không còn muốn ăn bất kỳ thứ gì do mắc phải hiện tượng kích ứng ruột. Nếu tình trạng bệnh tồn tại lâu sẽ gây nên cảm giác nôn mửa, tệ hơn là hiện tượng tiêu chảy cũng bất đầu xuất hiện.
8. Tắc nghẽn đường ruột
Do sán dây có tốc độ phát triển rất nhanh nên chỉ trong một thời gian ngắn chúng sẽ sinh trưởng đầy trong hệ thống tiêu hóa dẫn đến việc tắc nghẽn đường ruột. Đồng thời, sự cư ngụ của sán dây với số lượng lớn sẽ làm chặn đứng sự lưu thông của các ống dẫn mật và tuyến tụy, lúc này chất bilirubin có trong đường máu sẽ tích tụ lại dẫn đến hiện tượng vàng da hay viêm tụy. Chính vì thế, không được chủ quan với sán dây hãy luôn chủ động thăm khám thường xuyên để điều trị kịp thời.
Do sán dây có tốc độ phát triển rất nhanh nên chỉ trong một thời gian ngắn chúng sẽ sinh trưởng đầy trong hệ thống tiêu hóa dẫn đến việc tắc nghẽn đường ruột. |
9. Tổn thương gan
Một trong những hậu quả nặng nề nhất của sán dây gây ra đối với cơ thể người là làm tổn thương gan vì ấu trùng sán dây sẽ tấn công cơ thể sau đó đi vào gan và phát triển thành u nang. Giai đoạn này nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, kí sinh trùng sẽ tiếp tục phát triển, làm giảm lượng máu cung cấp đến cơ thể cũng như đối với gan, dẫn đến suy giảm chức năng gan.
Để không bị sán dây tấn công mỗi người cần có biện pháp thích hợp như luôn luôn ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh hay lao động về. Thăm khám sức khỏe định kì 6 tháng một lần. Đặc biệt, khi có dấu hiệu nghi nhiễm sán dây cần nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu phát hiện sớm những dấu hiệu nhận biết nhiễm sán dây bạn cần nhanh chóng thăm khám và làm các xét nghiệm máu để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Tránh để càng lâu làm bệnh càng diễn biến phức tạp và khó điều trị. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Thiện Thanh
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: