Nghiên cứu cho thấy, có đến 60% những người trong giai đoạn cai thuốc hút lại ngay trong tuần đầu tiên.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, tốc độ tiêu hủy nicotine trong máu ảnh hưởng đến cơ hội bỏ thuốc thành công. Đồng thời, các chuyên gia khác cũng cho rằng chi phí - hiệu quả dành cho các xét nghiệm bổ sung này cần được đánh giá hợp lý.
Nicotine là một trong những chất gây nghiện nhất trong thuốc lá. Những người hút thuốc thường có cảm giác thèm nicotine khi nồng độ này trong cơ thể giảm, thúc đẩy họ tiếp tục hút thuốc.
Mỗi người lại có tốc độ tiêu hủy nicotine khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng, những người có tốc độ phá vỡ nicotine càng nhanh thì lại càng thèm thuốc và khó bỏ hơn những người khác.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học từ Đại học Pennsylvania của Mỹ đã cộng tác với khoảng 1.240 người đang thực hiện các chương trình cai thuốc khác nhau. Các nhà khoa học tiến hành kiểm tra máu của các tình nguyện viên để xem xét liệu nicotine bị phá hủy ở tốc độ bình thường hay chậm. Sau đó, họ được phát 1 miếng cao dán nicotine, thuốc varenicline hoặc điều trị bằng giả dược.
Varenicline là một loại thuốc không chứa nicotine được dùng trong kê toa. Khi sử dụng loại thuốc này, các bác sĩ cũng tỏ ra lưỡng lự bởi các tác dụng phụ của loại thuốc này - bao gồm cả nguy cơ trầm cảm và tự tử - đối với việc chống lại tác hại của việc tiếp tục hút thốc.
Các nhà khoa học nhận thấy, những người có tốc độ phá vỡ nicotine ở mức bình thường có khả năng bỏ thuốc tốt hơn khi sử dụng varenicline so với dùng loại miếng dán nicotine thay thế.
Những người có tốc độ phá vỡ nicotine chậm hơn có tỉ lệ thành công tương tự khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, họ lại gặp nhiều tác dụng phụ với varenicline. Đối với những người có tốc độ chuyển hóa nicotine bình thường, cơ hội thành công khi dùng miếng dán cai thuốc có thể khá thấp nhưng lại có thể tăng khả năng thành công gấp đôi nếu uống thuốc bổ sung. Trong khi đó, với một phần ba dân có có tốc độ này chậm hơn, chỉ dần dùng những miếng dán rẻ tiền hơn đã cho hiệu quả tích cực.
Việc sử dụng xét nghiệm máu để kiểm tra tốc độ phá vỡ nicotine hiện được sử dụng trong nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học cho biết việc nhân rộng hoạt động này cũng tương đối đơn giản.
Giáo sư Neil Davies của Đại học Bristol (Anh) đưa ra một bình luận độc lập “Các kết quả nghiên cứu là một tiến bộ khoa học quan trọng. Nếu những phát hiện này được nhân rộng, chúng có thể dẫn đến những thay đổi trong thực tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được xem xét thấu đáo. Vấn đề chi phí và hiệu quả của những xét nghiệm này cũng cần phải được tính đến”.
Giáo sư Robert West của trường College London (Anh), người không tham gia vào nghiên cứu này cho biết: “Chúng tôi biết rằng nếu những người đang cố gắng bỏ thuốc không nhận được sự trợ giúp, cơ hội thành công của họ trong một năm chỉ là 4%. Đường đến thành công là tiếp tục cố gắng. Nó giống như lăn một con xúc xắc. Nếu bạn tiếp tục lăn, bạn có thể thành công, nhưng nếu bạn dừng lăn, bạn sẽ thất bại”.
Diệu Thúy
Chủ đề liên quan: