Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Căn bệnh phổ biến này là lý do bạn không nên đi vệ sinh quá 10 phút

Nhiều người có thói quen thích ngồi thư giãn trên bồn cầu với một chiếc điện thoại hoặc thậm chí một cuốn sách trong khi họ đang thực hiện chức năng vệ sinh của mình.

Mặc dù bạn có thể muốn dành thời gian lâu hơn trong khi đi vệ sinh, nhưng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã tiết lộ lý do tại sao bạn không nên đi vệ sinh lâu hơn 10 phút, đặc biệt nếu muốn tránh phải phẫu thuật cắt trĩ.

Theo các chuyên gia, lý do thứ nhất bạn không nên ngồi lâu trên bồn cầu quá 10 phút là gây căng thẳng cho hậu môn. Thực tế thú vị là mọi người đều có đệm hậu môn.

Bạn không nên đi vệ sinh lâu hơn 10 phút, đặc biệt nếu muốn tránh phải phẫu thuật cắt trĩ.

Chúng có tác dụng ngăn chúng ta tè dầm và chúng cũng chứa các mạch máu. Nhưng nếu bạn tiếp tục cố gắng ngồi lâu trong bồn cầu, các mạch máu này có nguy cơ bị sưng lên và gây ra bệnh trĩ.

Lý do thứ hai cho việc bạn không nên cố gắng dành trung bình hơn 10 phút cho việc đi vệ sinh là vì trọng lực. Trọng lực không phải là người bạn tốt cho sức khỏe. Bạn càng ngồi lâu trong nhà vệ sinh, máu càng có cơ hội đọng lại lâu hơn trong các tĩnh mạch trực tràng gây ra bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại).

Gần 3/4 người trưởng thành sẽ mắc bệnh trĩ theo thời gian. Bệnh trĩ có một số nguyên nhân, nhưng thường không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể điều trị hiệu quả và nhiều người thuyên giảm với các phương pháp điều trị tại nhà và thay đổi lối sống.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm để phân dễ dàng đi ra ngoài. Để ngăn ngừa bệnh trĩ và giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, hãy làm theo những lời khuyên sau:

Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Làm như vậy sẽ làm mềm phân và tăng khối lượng của nó, giúp bạn tránh được tình trạng rặn có thể gây ra bệnh trĩ.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp tránh được bệnh trĩ.

Uống nhiều nước: Uống 6 đến 8 cốc nước và các chất lỏng khác mỗi ngày để giúp phân mềm.

Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng và nín thở khi cố gắng đi đại tiện sẽ tạo ra áp lực lớn hơn trong các tĩnh mạch ở trực tràng dưới.

Đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy thôi thúc: Nếu bạn đợi đi tiêu và hết cảm giác thôi thúc, phân có thể bị khô và khó đi ra ngoài hơn.

Luyện tập thể dục thể thao: Vận động để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên các tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Tập thể dục cũng giúp bạn giảm trọng lượng dư thừa góp phần gây ra bệnh trĩ.

Tránh ngồi lâu: Ngồi quá lâu, đặc biệt là trong bồn cầu, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn dẫn đến bệnh trĩ.

Nếu bạn bị chảy máu khi đi tiêu hoặc bạn bị trĩ không cải thiện sau một tuần chăm sóc tại nhà, hãy nói chuyện với các bác sĩ. Đừng cho rằng chảy máu trực tràng là do bệnh trĩ, đặc biệt nếu bạn có những thay đổi trong thói quen đi tiêu hoặc nếu phân thay đổi màu sắc hoặc độ đặc.

Chảy máu trực tràng có thể xảy ra với các bệnh khác, bao gồm cả ung thư đại trực tràng và ung thư hậu môn. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp nếu bạn bị chảy máu trực tràng một lượng lớn, choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Xem thêm:

Vaccine xịt mũi và miếng dán không kim tiêm: Khả năng miễn dịch lâu bền hướng tới thế hệ vaccine COVID-19 tiếp theo

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/can-benh-pho-bien-nay-la-ly-do-ban-khong-nen-di-ve-sinh-qua-10-phut-32708/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY