Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cần cảnh giác với cơn xuất huyết não sắp xảy ra, thông qua hiện tượng “1 mềm 2 cứng” này

Xuất huyết não diễn ra bất chợt dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, và có tỷ lệ tử vong lên đến 80% nếu không được cứu chữa kịp thời. Do đó, để phòng bệnh kịp lúc, mọi người nên chú ý xem trên cơ thể có xuất hiện dấu hiệu “1 mềm 2 cứng” sau đây không nhé!

Các chuyên gia sức khoẻ cho biết, xuất huyết não còn được xem là một dạng đột quỵ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng, vào thời điểm nhiệt độ thay đổi bất thường thì nguy cơ sẽ càng cao hơn cả, đặc biệt là vào thời gian hè nắng nóng như hiện tại. Nguyên nhân là vì nhiệt độ tăng cao sẽ khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Theo đó, máu bị đặc lại làm sức cản của lưu lượng máu tăng, áp lực lên thành động mạch não cũng tăng. Từ đây sẽ dễ dẫn đến tăng huyết áp, sau đó đó gây ra xuất huyết não.

Dù trước khi cơn xuất huyết não xảy ra thì sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu trên cơ thể ngầm cảnh báo chúng ta biết, nhưng các dấu hiệu này khá “nhạt nhoà” nên rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi tình tỷ lệ ca mắc đang trở nên đáng báo động như hiện nay, các chuyên gia đã yêu cầu mọi người không được chủ quan, lơ là với bất kỳ dấu hiệu nào dù là nhỏ. Vì thế, khi thấy trên cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau đây, đặc biệt là hiện tượng “1 mềm - 2 cứng” tại các cơ quan này thì nên nhanh chóng đến bệnh viên để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời, vì đó chính là dấu hiệu cảnh báo cho cơn xuất huyết não sắp xảy ra.

Hiện tượng “1 mềm - 2 cứng” giúp cảnh báo nguy cơ xuất huyết não

- Tay chân mềm: cách để nhận biết tay chân mềm là khi đột nhiên không đi lại được, không cầm được đồ vật, hoặc tê mỏi một bên tay chân. Triệu chứng "mềm" này thường được gọi là "liệt nửa người". Hầu hết là do mạch máu não xuất hiện biến đổi, gây tắc nghẽn hoặc bị vỡ mạch máu. Khi nhận thấy dấu hịệu này thì nên đến bệnh viện ngay.

- Cứng lưỡi: dấu hiệu nhận biết hiện tượng cứng lưỡi là khi đột ngột không nói được, nói không rõ tiếng, khó nuốt… Tình trạng này thường kéo dài trong vài phút hoặc hơn 10 phút, sau đó biến mất rồi đột ngột xuất hiện trở lại gây ra xuất huyết não. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu này, bạn cần khẩn trương đưa người bệnh cấp cứu kịp thời.

- Cứng cột sống cổ: Trước khi xuất huyết não, các chi sẽ hoạt động không bình thường, cùng với cột sống cổ và vai cứng lại. Khi hạ thấp đầu, rất khó để nâng hàm dưới hướng lên trên.

Nếu nhận thấy tình trạng này xảy ra mà không phải nguyên nhân là do bạn ngồi quá lâu thì cần đến bệnh viện kiểm tra gấp (Ảnh: Internet)

Bên cạnh các hiện tượng “1 mềm 2 cứng” được chia sẻ ở trên, vẫn còn rất nhiều dấu hiệu khác mà mọi người cần lưu ý để phòng bệnh xuất huyết não kịp thời:

- Đau đầu, chóng mặt, choáng váng

- Buồn nôn và nôn mửa

- Lú lẫn, không tỉnh táo

- Mất thị lực hoặc nhìn mờ

- Mất khả năng thăng bằng và phối hợp vận động

- Huyết áp cao.

- Chảy máu cam.

- Co giật

Muốn ngăn ngừa xuất huyết não, nên chăm làm 4 điều sau

1. Tập thể dục thường xuyên

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tập thể dục mỗi ngày sẽ giảm được 33% tỷ lệ xuất huyết não. Vì thế, đừng ngần ngại dành cho mình mỗi ngày 1 tiếng để vận động hoặc tập thể dục. Bạn có thể lựa chọn các loại vận động nặng hoặc nhẹ tuỳ thích, có thể là đạp xe, bơi lội, chạy bộ hay đi bộ chẳng hạn.

2. Hoạt động tay trái thường xuyên hơn

Một số người đã quen với việc sử dụng tay phải từ lâu nhưng tay trái lại ít vận động dẫn đến bán cầu não phải cũng ít vận động theo, mà vị trí xuất huyết não thường xảy ra phần lớn là ở bán cầu đại não phải. Do đó, nên thường xuyên hoạt động bằng tay trái để thúc đẩy chức năng của não phải, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu ở bán cầu đại não phải, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về mạch máu não.

3. Bổ sung nước cho cơ thể liên tục

Việc bổ sung nước cho thể là việc làm rất quan trọng, đặc biệt là vào mùa hè khiến ta dễ mất nước thì càng phải chú ý hoạt động này. Vì nếu không bổ sung nước kịp thời, nó sẽ khiến máu bị đặc lại, dễ hình thành huyết khối, tăng hoặc giảm huyết áp, tăng nguy cơ xuất huyết não.

Khi uống nước chỉ nên uống từng ngụm nhỏ, uống từ từ, không uống quá nhiều nước cùng một lúc (Ảnh: Internet)

4. Tăng cường chất xơ, hạn chế muối và thức ăn nhiều dầu mỡ trong bữa ăn

Bên trong các loại rau củ quả có chứa dồi dào vitamin C, anthocyanin, chất xơ…, có lợi cho việc chống oxy hóa, duy trì độ đàn hồi và giảm tắc nghẽn mạch máu. Vì vậy, mỗi người - đặc biệt là nhóm người cao tuổi và trung niên - nên chủ động ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, tối thiểu 5 loại rau mỗi ngày để bổ sung vitamin và muối vô cơ, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.

Ngoài ra, nên hạn chế ăn muối (tối đa 5g muối/ ngày) để tránh bị tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ xuất huyết não. Đồng thời nên tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ vì nó sẽ gây ra tình trạng mỡ máu bất thường, dẫn đến béo phì và ngăn cản quá trình ngăn ngừa xuất huyết não.

Bạn thấy đó, xuất huyết não không phải là căn bênh mà ta có thể chủ quan hay xem thường vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khoẻ, thậm chí là đe doạ đến tính mạng. Vì thế, để phòng bệnh kịp thời, mọi người cần nắm rõ các dấu hiệu đang cảnh báo cơn xuất huyết não sắp xảy ra. Đồng thời nên ăn uống khoa học, vận động thường xuyên để hạn chế mọi nguy cơ mắc bệnh nhé.

Xem thêm: Cảnh báo 2 nguyên nhân khiến sốt xuất huyết trở nặng và bí quyết phòng ngừa bệnh hiệu quả

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/can-canh-giac-voi-con-xuat-huyet-nao-sap-xay-ra-thong-qua-hien-tuong-1-mem-2-cung-nay-35231/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY