|
Ảnh minh họa |
Theo Hội Thấp khớp học Mỹ, có đến 12% dân số Mỹ trong độ tuổi 25-75 có biểu hiện lâm sàng và triệu chứng của thoái hóa khớp.
TS, BS. Tăng Hà Nam Anh (Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình thuộc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) cảnh báo, tỷ lệ người trẻ mắc thoái hóa khớp đã tăng khoảng 20% so với trước đây, phần lớn là giới văn phòng hoặc vận động quá mức.
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Đoàn Văn Đệ (Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam) cũng khẳng định, hiện nay thoái hóa khớp không còn là bệnh của người già mà hiện tại tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi đang ngày càng tăng trong độ tuổi từ 30-35.
Nguyên nhân chính gây ra đau nhức xương khớp là do lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, dẫn đến xương thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên những cơn đau nhức khi cử động hoặc vận động.
Những người trẻ tuổi đang bị đau xương khớp ngày càng nhiều có thể vì một trong các lý do sau đây:
Béo phì
Trọng lượng cơ thể tác động mạnh vào xương và các khớp. Do vậy những người bị béo phì là những người có nguy cơ đau nhức xương khớp cao nhất hiện nay.
Nghiên cứu của Viện Y khoa Quốc gia Mỹ chỉ ra, đối với những người thừa cân, chỉ cần giảm 5kg sẽ giảm nguy cơ thoái hóa khớp hoặc viêm khớp đến một nửa.
Không hoạt động thể thao
Thiếu hoạt động thể dục, các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương không còn được hỗ trợ một cách vững chãi dẫn đến các cơ, xương, gân, dây chằng, khớp và sụn dễ bị sai lệch cũng là nhóm nguyên nhân khá phổ biến.
Với đặc tính ngồi nhiều, ít vận động, thậm chí là ngồi sai tư thế, dân văn phòng có tỷ lệ đâu xương khớp rất cao
|
Ảnh minh họa |
Tập luyện quá mức
Ngược lại với đối tượng lười vận động có một bộ phận giới trẻ lại quá “phấn khích” trong việc vận động. Họ không biết rằng, vận động quá mức không phải lúc nào cũng tốt, vì nó có thể ảnh hưởng đến xương khớp.
Nếu các cơ và khớp luôn trong tình trạng chịu lực quá tải và lặp đi lặp lại một động tác tại cùng một khớp thì nguy cơ giãn dây chằng, tổn thương sụn sẽ càng đẩy nhanh hơn quá trình thoái hóa sụn khớp.
Ảnh minh họa |
Giày cao gót
Giày cao gót là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây thoái hóa khớp gối ở phụ nữ.
Nghiên cứu do các chuyên gia ở Đại học Harvard thực hiện phát hiện rằng, giày cao gót gây áp lực căng thẳng trực tiếp lên sụn và các phần của đầu gối tạo cơ hội cho thoái hóa khớp tiến triển.
|
Ảnh minh họa |
Yếu tố di truyền
Một số trường hợp bệnh nhân khi sinh ra đã có những khiếm khuyết di truyền, ở một trong các gen chịu trách nhiệm cho việc tạo ra sụn.
Điều này có thể gây khiếm khuyết sụn, dẫn đến việc suy thoái nhanh chóng của các khớp xương.
Do vậy đừng quá ngạc nhiên khi vẫn còn trẻ mà vẫn bị đau nhức xương khớp, đó có thể là vì yếu tố di truyền.
Tình trạng đau nhức xương khớp đã trở nên không còn xa lạ ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng: đau nhức xương khớp không phải là bệnh nan y và bạn hoàn toàn có thể tự mình chữa bệnh. Cách chữa hiệu quả nhất là áp dụng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, vận động hợp lý để bảo về xương khớp luôn được khỏe mạnh.
Tiểu Bùi
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học
Chủ đề liên quan: