Vết thâm đau ở chân có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm đi giày quá chật, hình dạng bàn chân riêng hoặc khi dậm ngón chân vào một vật gì đó. Nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất và hoàn toàn có thể ngăn ngừa được là cắt móng chân sai cách.
Khi cắt móng theo hình dạng cong, móng có xu hướng mọc vào trong thay vì thẳng ra ngoài. Điều đó gây ra lực ép không đồng đều lên các cạnh của móng, khiến móng cứng lại do tác động của việc đi lại hoặc đi giày chật. Móng càng cứng và sâu thì càng gây đau khi ấn vào khu vực này.
Phương pháp cắt tỉa móng đúng cách
Cách tốt nhất để cắt móng là cắt thẳng ngang với các góc được mài tròn. Đó là hình dạng tốt nhất cho bất kỳ tình trạng móng nào, cho dù móng mỏng hay dày. Hình dạng này cho phép móng mọc thẳng, ngăn không cho chúng đào sâu hoặc gây ra tình trạng móng mọc ngược.
Cách tốt nhất để cắt móng là cắt thẳng ngang với các góc được mài tròn - (Ảnh: Livestrong). |
Dưới đây là một số mẹo để cắt tỉa móng chân và móng tay đúng cách:
1. Cắt tỉa móng sau khi tắm
Tốt nhất bạn nên cắt tỉa sau khi tắm vì móng sẽ mềm hơn và dễ kiểm soát hơn. Nếu móng tay hoặc chân đặc biệt dày và khiến bạn gặp khó khăn khi cắt tỉa, hãy ngâm chúng trong nước khoảng 20 phút trước khi cắt.
2. Sử dụng kéo bấm móng chân
Những chiếc kéo được thiết kế cho móng chân có xu hướng lớn hơn và bám tốt hơn, một điểm cộng khi bạn cần kiểm soát hướng và độ sâu khi cắt móng. Trong khi đó, dụng cụ cắt móng tay nhỏ hơn được sử dụng trên móng chân sẽ làm tăng khả năng cắt nhầm.
3. Đừng cắt quá ngắn
Cắt móng quá ngắn là một sai lầm phổ biến khiến bạn dễ mắc các bệnh về móng. Đặc biệt cẩn thận với móng chân cái, vì đây là vị trí số một dễ xảy ra mọc ngược. Mức độ thường xuyên cắt tỉa chúng phụ thuộc vào tốc độ phát triển của móng, nhưng thường khoảng ba đến bốn tuần một lần.
Cắt móng quá ngắn là một sai lầm phổ biến khiến bạn dễ mắc các bệnh về móng - (Ảnh: Freepik). |
4. Cắt thẳng ngang
Cắt móng tay thẳng bằng kéo cắt. Sau đó, giũa nó qua lại thẳng hàng cho đến khi đạt được độ dài mong muốn.
5. Xử lý các cạnh
Với dũa móng tay, hãy bo tròn các góc đủ để loại bỏ các cạnh hoặc điểm sắc nhọn. Điều quan trọng là móng tay không được làm tròn dưới đường thịt.
Cách xử lý móng mọc ngược
Các bác sĩ cho biết, nếu móng bị mọc ngược, bạn có thể điều trị bằng cách ngâm chân ba lần một ngày trong nước ấm, đi giày thể thao thoải mái và giữ cho bàn chân khô ráo.
Tuy nhiên, nếu mọi thứ không bắt đầu lành lại trong một vài ngày, bạn sẽ phải gọi bác sĩ để điều trị. Tùy thuộc vào tình hình tồi tệ như thế nào, các bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh để làm sạch nhiễm trùng hoặc cắt bỏ một phần móng tay.
Những người mắc một số bệnh như tiểu đường hoặc các vấn đề về tuần hoàn, có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về bàn chân như móng mọc ngược. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ vấn đề nào ở móng chân và tay trước khi tự điều trị để đảm bảo an toàn.
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: