Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Dây cám - Sarcolobus globosus Wall

Dây cám Ở Ấn Độ, người ta dùng cây, tốt nhất là dùng hạt để diệt các động vật hoang dại như hổ, lợn rừng, có khi dùng diệt cả chó giữ nhà.
Hình ảnh cây Dây cám - Sarcolobus globosus

Dây cám - Sarcolobus globosus Wall., thuộc họ Thiên Lý - Asclepiadaceae.

Mô tả: Dây leo to không lông, màu trắng. Lá mỏng, hơi dai, phiến thuôn hay thuôn bầu dục, tròn ở gốc, nhọn mũi, hơi có lông ở mặt trên, ửng vàng ở mặt dưới, dài 5-10cm, rộng 2-5cm, cuống có lông ở mặt trên, dài 10-15mm. Hoa vàng vàng, đốm tía, hình chuông hay hình bánh xe, dài 1cm, xếp thành xim ở nách lá dạng tán hay ngù. Quả đại mập tròn, đường kính 6-8cm, có 2 sóng thấp, chứa nhiều hạt dẹp, dài tới 28mm, rộng 18mm, có cánh rộng 4-5mm, không có mào lông.

Bộ phận dùng: Lá, hạt - Folium et Semen Sarcolobi Globosi

Nơi sống và thu hái: Thường mọc dựa rạch vùng còn triều đến rừng ngập mặn, gặp nhiều ở miền Nam Việt Nam, hơi hiếm ở bờ biển phía Bắc. Còn phân bố ở Ấn Độ, Inđônêxia, Malaixia.

Thành phần hoá học: Trong cây có chất nhựa độc có thể gây tê liệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, người ta dùng cây, tốt nhất là dùng hạt để diệt các động vật hoang dại như hổ, lợn rừng, có khi dùng diệt cả chó giữ nhà.

Ở Malaixia, người ta cho hạt vào thức ăn, có khi còn thêm cả thạch tín (arsen) để diệt chó có hiệu quả nhanh; họ cũng dùng để diệt các động vật khác: Bò tót, trâu rừng, voi, hổ, với tất cả số lượng hạt có trong quả.

Ở Ấn Độ cũng như ở Malaixia, người ta lấy lá giã ra cùng với hạt Trẩu, hạt Lai thành Thu*c đắp vào các khớp để trị sốt do thấp khớp và còn dùng trị bệnh sốt đỏ (Đăng gơ).

Ở Thái Lan, lá được nấu kỹ dùng để ăn với cari, người ta cũng dùng quả làm mứt. Để làm mứt, cần hái quả lúc còn xanh, bổ đôi ra, lấy hết hạt, dùng mũi nhọn của dao để chích cho ra hết nhựa, rửa sạch, phơi trong râm trong 8 ngày và đun sôi trong một xirô.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-day-cam-sarcolobus-globosus-wall)
Từ khóa: Dây cám

Chủ đề liên quan:

Dây cám

Tin cùng nội dung

  • Vỏ rễ có vị cay ngọt và rất đắng, mùi thơm, tính hơi nóng, có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau, dãn gân. Người ta biết là chất nhựa đắng trong rễ có tính gây sẩy thai. Từ lâu, rễ Cam núi đã được sử dụng ở Ấn Độ như Thu*c trị lỵ, điều kinh và dùng trong sự suy yếu do thể trạng và dưỡng sức sau cơn sốt. Lá được dùng chữa bệnh đau bụng. Quả cũng cay như hồ tiêu, nên cũng dùng làm gia vị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY