Mô tả: Cây bụi cao 2-4m, hay dây leo, có nhánh mảnh, phủ lông màu hung. Lá mọc đối, hình bầu dục, thuôn hay ngọn giáo nhọn, thường tròn ở gốc và ở đầu, dài 5-12cm, rộng 3-5cm, dai, hơi dày, có lông mềm ở cả hai mặt lúc còn non, và chỉ có lông ở mặt dưới khi trưởng thành; cuống lá dài 5-10mm, có lông mềm hay hung. Hoa thành chuỳ dạng tháp gồm nhiều bông, ở ngọn hay ở nách những lá sát ngọn, có lông dài 20cm. Quả hình thoi rộng, gần như hình trụ, có lông, bao bởi đài hoa đồng trưởng. Chỉ có một hạt.
Nơi sống và thu hái: Thường mọc trong các quần hệ thứ sinh, rừng còi và ven rừng, bờ bụi và hàng rào vùng thấp với độ cao 1500m từ Quảng Trị, Khánh Hoà, Kontum, Lâm Đồng vào tới Kiên Giang (Hà Tiên). Còn phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á khác (Ấn Độ, Malaixia).
Tính vị, tác dụng: Lá đắng, se, có tác dụng trừ giun và nhuận tràng. Chất calycopterin, độc đối với giun cũng như santonin hoặc dầu giun nhưng không độc bằng CCl4 hoặc thymol.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Campuchia, thân cây và lá được xem như là bổ và lọc máu. Người ta chế thành dạng trà dùng cho phụ nữ uống 15 ngày liên tiếp sau khi sinh đẻ. Có nơi dùng nhựa chích từ thân để làm Thu*c trị viêm giác mạc. Lá có khi được dùng làm giấy cuốn Thu*c lá. Ở Ấn Độ, lá tươi dùng tán bột và uống lẫn bơ dùng trị lỵ và sốt rét; dùng ngoài giã đắp trị mụn loét. Rễ được dùng trị rắn cắn. Ở Penang, người ta dùng hoa làm miếng gạc đắp trị đau đầu