Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cúc gai - Silybum marianum (L.) Gaerth

Theo y học cổ truyền, Cúc gai Vị đắng, tính hàn; toàn cây có tác dụng hạ nhiệt, cầm máu, trừ lỵ; quả làm tăng áp huyết, làm giảm các cơn đau suyễn và ho, đau gan. Cây dùng chữa thũng ngứa và mụn nhọt sưng đau. Quả dùng trị viêm gan và lá lách, sỏi mật, hoàng đản, ho lâu năm.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cúc gai

Cúc gai - Silybum marianum (L.) Gaerth., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo hai năm cao 30 đến 150cm, có thân thẳng và phân nhánh, có rễ trụ, to, dài và dày. Lá xanh, không có lá kèm, bóng loáng, thường có nhiều đốm trắng dọc theo các gân, mép có răng dạng gai mà gai lại có màu vàng và rất nhọn; các lá phía trên và ở giữa ôm lấy thân; các lá ở dưới rất to, có phiến chia thuỳ và có cuống. Cụm hoa đầu đơn độc rộng 3-8cm. Lá bắc ngoài và giữa có một phần phụ hình tam giác màu lục thu lại thành một gai to, ở gốc có 4-6 gai nhỏ ngắn hơn ở mỗi bên. Hoa tía hơi giống nhau đều có 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu một ô với 2 lá noãn và 2 vòi nhuỵ phình ở gốc. Quả bế màu đen bóng có viền vàng nhiều hay ít.

Ra hoa tháng 5 đến tháng 8 của năm thứ hai.

Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc quả - Herba seu Fructus Silybi.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Địa trung hải, mọc hoang ở vùng Nam nước Pháp và gần như hoang dại ở phần Nam và Trung châu Âu, Bắc Phi châu, Trung và Đông Á châu đến Bắc và Nam Mỹ. Ta có nhập trồng, cây ưa đất tốt và mát. Thu hái cây và các cụm hoa rồi phơi khô, khi cần đập lấy quả.

Thành phần hoá học: Quả chứa glucid mà thành phần là glucose và pentose; có các vết của một tanin catechic, một chất màu, một chất đắng, một chất cay. Có tinh dầu, các chất histamin và tyramin; còn có một phytomelan. Các hoạt chất của quả là các flavon-lignan: silybin, silydianin silychristin; có khi người ta gọi silymarin, thì đó là hỗn hợp của các chất trên.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn; toàn cây có tác dụng hạ nhiệt, cầm máu, trừ lỵ; quả làm tăng áp huyết, làm giảm các cơn đau suyễn và ho, đau gan.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây dùng chữa thũng ngứa và mụn nhọt sưng đau. Quả dùng trị viêm gan và lá lách, sỏi mật, hoàng đản, ho lâu năm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-cuc-gai-silybum-marianum-l-gaerth)

Tin cùng nội dung

  • Các triệu chứng đau vùng trên bên phải hoặc vùng trên giữa bụng, đau lan ra sau lưng... là một trong những biểu hiện của sỏi mật
  • Sỏi mật có thể ở đường dẫn mật trong gan nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật hoặc ở ống mật chủ hoặc túi mật.
  • Nguyên nhân của những cơn đau quặn hạ sườn phải buộc bệnh nhân phải đi cấp cứu thường do sỏi mật gây ra.
  • Tuổi tác, béo phì, hormone... là những tác nhân đầu tiên khiến cho phụ nữ dễ mắc bệnh sỏi mật. Chị em hãy cảnh giác với căn bệnh này nhé.
  • Ít ăn mặn sẽ không bị sỏi, uống Thu*c lợi tiểu, chỉ tán sỏi khi to... là những hiểu nhầm về bệnh sỏi thận, sỏi mật.
  • Theo y học cổ truyền, đu đủ có vị ngọt tính mát, tác dụng bổ dưỡng, kiện tỳ, nhuận tràng, thanh nhiệt, lợi thấp.
  • Nghiên cứu cho thấy những người bị sỏi thận sẽ có nguy cơ mắc sỏi mật và ngược lại.
  • Tại sao đa phần dân văn phòng bị sỏi thận, sỏi mật? Theo các chuyên gia, ngoài sự căng thẳng, bận rộn, 4 thói quen sau đây chính là “ hung thủ”.
  • Theo Đông y, sỏi mật thuộc phạm vi của các chứng đản chướng, hiếp thống, hoàng đản, kết hung, tích hoàng... Nguyên nhân dẫn tới sỏi mật thường là do tình chí bất sướng (tinh thần căng thẳng), tâm trạng không thoải mái hoặc ưu tư, phẫn nộ quá độ... khiến cho can khí uất kết (chức năng điều tiết của can bị rối loạn) sẽ khiến đởm chấp (dịch mật) bị ứ đọng, thấp nhiệt nội sinh và dần dần hình thành sỏi mật.
  • Sỏi mật được hình thành khi dịch mật tích trữ trong túi mật trở nên cứng tạo thành sỏi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY