Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu Cây Na Rừng - Kadsura Coccinea

Theo Đông y Quả rang lên làm Thu*c an thần gây ngủ. Rễ Na Rừng dùng trị: Viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng; Phong thấp đau xương, đòn ngã ứ đau; Đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau sưng vú. Cây nắm cơm hay na rừng, (Tên khoa học: Kadsura coccinea), đôi khi cũng được gọi là ngũ vị tử nam là một loài thực vật có hoa trong họ Schisandraceae. Loài này được (Lem.) A.C.Sm. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1947.

1.Hình ảnh và mô tả cây Na rừng, Dây xưn xe, Nắm cơm, Ngũ vị nam - Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance)

Hoa Cây Na Rừng - Kadsura Coccinea

Tên Khoa học: Kadsura coccinea (Lam.) A. C. Smith

Tên tiếng Việt: Nắm cơm; Na rừng; Na dây; (dây) Xưn xe; Ngũ vị (tử) nam; Re pa; Ro po

Tên khác: Cosbaea coccinea Lem, Kadsura chinensis Hance ex Benth, Schizandra hanceana Baill, Kadsura cavaleriei Levl;

Mô tả: Dây leo to có nhánh mọc trườn, mảnh, phủ lớp lông tuyến màu sậm, rồi về sau lại có lỗ bì hình dải. Lá bầu dục hay thuôn, dạng góc ở gốc, thon hẹp, tù, dài 6-10cm, rộng 3-4cm, nhạt màu ở dưới, rất nhẵn. Hoa đơn tính ở nách lá dài 15mm, rộng 10mm, màu tía. Quả giống như một quả Na to.

Hoa tháng 5-6, quả tháng 8-9.

2.Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Kadsurae Coccineae.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng núi cao Lào Cai (Sa Pa), Hà Tây (Ba Vì) đến Di Linh, Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Cũng phân bố ở Trung Quốc, Lào. Thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng: Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng.

Công dụng: Quả ăn được. Quả rang lên làm Thu*c an thần gây ngủ. Rễ dùng trị: 1. Viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng; 2. Phong thấp đau xương, đòn ngã ứ đau; 3. Đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau sưng vú. Liều dùng 15-30g rễ khô sắc nước uống.

Dân gian cũng thường dùng vỏ thân, vỏ rễ làm Thu*c bổ, kích thích tiêu hoá, giảm đau. Ngày dùng 8-16 g sắc hoặc ngâm rượu uống.

3.Cách dùng theo dân gian:

Cây na rừng được các bà con vùng dân tộc sử dụng cho phụ nữ sau sinh đẻ. Liều dùng cho thang Thu*c 12- 15 gam khi bốc vào Thu*c ngâm rượu 50- 100 gam còn khi uống một vị Na rừng hãm nước thay nước hằng ngày 20-30gam thường hãm cùng với các vi Thu*c khác như Sâm cau , Bổ béo , Hồi sức thì càng tốt . khi uống có tác dụng ăn uống ngon hơn giảm đau sau khi sinh do dạ con co bóp và làm nhanh sạch máu hôi tanh.

Dân gian cũng thường dùng vỏ thân, vỏ rễ làm Thu*c bổ, kích thích tiêu hoá, giảm đau. Ngày dùng 8-16 g sắc hoặc ngâm rượu uống.

Khi hãm nước riêng vị Na rừng có vị đài hơi chát ,tính ôn không độc dùng làm Thu*c chữa các bệnh Phong tê thấp người suy nhược, đau dạ dầy hành tá tràng, đại tràng ngoại thương xuất huyết, thân rễ ngâm rượi đánh gió xoa bóp vào chỗ đau nhức mỏi. Có thể dùng na rừng như một vị Thu*c hành khí tiêu viêm chỉ thống, chữa đau dạ dầy tá tràng .. giúp người ăn uống kém .

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-na-rung-kadsura-coccinea)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Nắm cơm Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm, mùi thơm; có tác dụng khư phong tán hàn, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc. Ở Trung Quốc, thường dùng trị: Phong thấp đau nhức gân cốt, lưng cơ lao tổn, tứ chi đau mỏi; Viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng, viêm ruột mạn tính; Đòn ngã tổn thương. Còn dùng trị cảm mạo, phụ nữ đẻ xong bị liệt, đau bụng trước khi hành kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY