Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây hồi núi - Cây có độc

Hiện nay không thấy nhân dân ta sử dụng cây hồi núi, thường chỉ do dùng nhầm gây ra những vụ ngộ độc vì quả có chất độc. Nêu lên ở đây để cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Còn gọi là đại hồi núi (Faux badianier), mu bu (tiếng Mèo).

Tên khoa học Illicium griffithiì Hook. et Thoms. Thuộc họ Hồi llliciaceae.

Mô tả cây

Cây hồi núi

Hồi núi là một loại cây cao 8-15m. Lá hình bầu dục, không rụng, dai, nhẵn, phiến lá nguyên, dài 6-8cm, rộng 2,5-3cm, tập trung thành từng cụm 4- 5 lá một giống như mọc thành vòng giả, cuống lá dài 8-10cm. Hoa màu đỏ hồng rất đẹp, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả gồm nhiều đại mọc tỏa theo hình nan hoa, hai bên dẹt, lá noãn cụt ở phía gốc, đầu có mỏ hẹp và dài bằng lá noãn đầu cong lên giống như chiếc liềm.

Phân bố, thu hái

Cây hồi núi mọc hoang rải rác ở nhiều vùng trong Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hoà Bình, vùng Tây Bấc và trên dãy núi Trường Sơn.

Hiện không thấy khai thác và sử dụng, thường chỉ thấy hái nhầm hay pha lẫn với đại hồi thật với mục đích giả mạo. Cần chú ý vì có chất độc.

Thành phần hóa học

Trong quả và lá cây hồi núi có tình dầu: Mùi tinh dầu có phần giống mùi hồi, nhưng có phần giống hạt tiêu. Chưa thấy tài liệu nghiên cứu sâu hơn.

Công dụng và liều dùng

Hiện nay không thấy nhân dân ta sử dụng cây hồi núi, thường chỉ do dùng nhầm gây ra những vụ ngộ độc vì quả có chất độc. Nêu lên ở đây để cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Cây hồi núi này còn thấy mọc ở Ấn Độ, người ta gọi là hồi giả ở tình Bombay.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuoccodoc/cay-hoi-nui/)
Từ khóa: cây hồi núi

Chủ đề liên quan:

cây hồi núi

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY