Mô tả: Cây thảo cao 2-3m. Rễ to, mập. Lá có phiến to, dài 25-70cm, rộng 6-10cm, cuống dài 2-5mm, mép cao 1,2cm. Cụm hoa ở ngọn rũ xuống dài 20-40cm, trục đầy lông; lá bắc con dài 20-30mm làm thành bao trắng, chóp hồng; đài cao 2cm; cánh hoa 2,5cm, môi dài 3,5cm, vàng có sọc đỏ; nhị dài khoảng 25mm; bầu vàng, đầy lông. Quả to, đường kính 2cm, đỏ, có lông.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc rải rác ở các tỉnh miền Bắc qua Thừa Thiên - Huế đến Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thành phần hóa học: Trong thân rễ có tinh dầu, mà trong thành phần có a-caryophyllen, alpinetin và cardamomin.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, chát, tính ấm, có tác dụng tán hàn thấp, tiêu đờm trệ, làm ấm bụng, mạnh tỳ vị, giúp tiêu hóa, lại trừ được sốt rét.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây được dùng như Riềng nếp - Alpinia galanga, chữa: 1. Ðau dạ dày, trướng bụng; 2. Đàm thấp tích trệ; 3. Tiêu hóa không bình thường, nôn mửa, ỉa chảy. Liều dùng 5-10g, dạng Thu*c sắc.
Hoa và lá dùng chữa trướng khí ruột kết. Lá sắc uống chữa sốt, đau bụng, khó tiêu. Tinh dầu rất thơm có thể dùng thay tinh dầu Gừng trong thực phẩm.
Ðơn Thu*c: Chữa sốt rét cơn lâu ngày, ăn uống không tiêu, lách sưng cứng, dày da bụng: Ðại thảo khấu 12g, Nam mộc hương, Chỉ xác, Bách bệnh (hay Hậu phác), Nghệ đen, Rẻ quạt, đều 100g, sắc uống hay tán bột làm viên uống mỗi lần 10g, ngày uống 3 lần.