Dược liệu Tóc tiên rừng hoa cựa Thân rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng dưỡng âm ích khí, nhuận phế sinh tân, bổ phế thận. Ở Trung Quốc, thân rễ và cả hoa, lá dùng chữa ho do phổi nóng, nóng buốt trong xương, lưng co tê mỏi, mồ hôi trộm và thấp trọc bạch đới. Dân gian cũng dùng rễ cây sắc uống làm Thu*c bổ, giảm đau, giảm ho
1.Tóc tiên rừng hoa cựa - Disporum calcuratum D. Don, thuộc họ Hoàng tinh - Convallariaceae.
Tóc tiên rừng hoa cựa - Disporum calcuratumMô tả: Cây thảo cao cỡ 60cm. Lá có phiến mỏng bầu dục thon, dài 5-9cm, rộng 2-3cm, chóp có mũi nhọn, gân chính 5-7, nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa dạng tán nằm trên một cuống dài 5-7cm, mang 5 hoa dài cỡ 4cm, hoa màu lục, có cựa. Bao hoa có 6 mảnh rời nhau, nhọn thuôn; cựa dài 6-8mm, cũng gần bằng phiến, tù; nhị 6; bầu tròn, 3 ô, một vòi nhuỵ. Quả mọng tròn.
Cây ra hoa tháng 5-6.
Bộ phận dùng: Thân rễ, hoa, lá - Rhizoma, Flos et Folium Dispori Calcarati.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Ấn Độ. Cây mọc ở Sapa (Lào Cai). Có một thứ hoa đỏ var. rubriflorum Gagnep có hoa màu đỏ lựu và có lá lớn hơn, phổ biến nhiều ở rừng thường xanh ở độ cao 900-1500m miền rừng Tây Nguyên.
Tính vị, tác dụng: Thân rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng dưỡng âm ích khí, nhuận phế sinh tân, bổ phế thận.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, thân rễ và cả hoa, lá dùng chữa ho do phổi nóng, nóng buốt trong xương, lưng co tê mỏi, mồ hôi trộm và thấp trọc bạch đới.
Dân gian cũng dùng rễ cây sắc uống làm Thu*c bổ, giảm đau, giảm ho. Liều dùng 10-15g sắc uống.
2.Tham khảo thêm hình ảnh cây
Tóc tiên rừng hoa cựa có tên khoa học là Disporum calcaratum là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được D.Don mô tả khoa học đầu tiên năm 1839.Tên Khoa học: Disporum calcaratum D. Don. 1839 (CCVN, 3:600)
Tên tiếng Anh:
Tên tiếng Việt: Song bào móng; Trúc vạn thọ có cựa
Tên khác: