Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Tống quán sủi - Alnus nepalensis D. Don

Dược liệu Tống quán sủi Vị đắng, chát, tính mát; có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, thư cân hoạt lạc, khư phong trừ thấp, chỉ tả. Ở Vân Nam (Trung Quốc) người ta dùng vỏ chữa thủy thũng, lỵ trực khuẩn, ỉa chảy, viêm phổi, phong thấp đau nhức xương, gãy xương, đòn ngã tổn thương, lở sơn; có nơi còn dùng chữa viêm gan, chảy máu mũi.
Tống quán sủi - Alnus nepalensis

Tên Khoa học: Alnus nepalensis D. Don

Tên tiếng Anh:

Tên tiếng Việt: Tống quán sủ; Tống quán sủi; tổng quản; tung qua mu; tông pơ mu; dâu dầu; chi li mù

Tên khác: Clethropsis nepalensis (D. Don) Spach;

Tống quán sủi - Alnus nepalensis D. Don, thuộc họ Cáng lò - Betulaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 10-15m, cành non có lông sát, cành già không lông, nâu. Lá có phiến bầu dục, dài 4-16cm, rộng 2,5-10cm mép nguyên hoặc hơi có răng, gân phụ 13 cặp, cuống 1-2cm, lá kèm sớm rụng. Hoa đực họp thành cụm hoa đuôi sóc dài 12-16cm; 3 hoa ở nách một, lá bắc; nhị 4. Hoa cái thành bông ngắn 5-8 cái ở nách lá, bầu 2 ô. Cụm quả dạng chuỳ cứng; quả thuôn bầu dục dẹp có cánh mỏng; hạt 1.

Bộ phận dùng: Vỏ thân - Cortex Alni Nepalensis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ , Nêpan, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở trong rừng khô vùng Sapa (Lào Cai).

Thành phần hoá học: Vỏ chứa 7% tanin.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, chát, tính mát; có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, thư cân hoạt lạc, khư phong trừ thấp, chỉ tả.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Vân Nam (Trung Quốc) người ta dùng vỏ chữa thủy thũng, lỵ trực khuẩn, ỉa chảy, viêm phổi, phong thấp đau nhức xương, gãy xương, đòn ngã tổn thương, lở sơn; có nơi còn dùng chữa viêm gan, chảy máu mũi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-tong-quan-sui-alnus-nepalensis-d-don)

Chủ đề liên quan:

Cortex Alni Nepalensis

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY