Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cây vòi voi có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Cây vòi voi là loại dược liệu không còn xa lạ với những người ưa chuộng sử dụng thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên cây vòi voi có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết.

Cây vòi voi có tác dụng gì đối với sức khỏe và những đối tượng nào nên và không nên sử dụng loại thảo dược này là điều được nhiều độc giả quan tâm.  

1. Một vài thông tin về cây vòi voi trong y dược học

Cây vòi voi còn có tên gọi khác là cây dền voi, cẩu vĩ trùng, đại vĩ đao, nam độc hoạt. Ngoài ra, nó còn có tên khoa học là Heliotropium indicum L, cây thuộc họ vòi voi (Boraginaceae). Loại cây này có độc tính hơi nhẹ, có thể phát sinh thêm tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng sai cách hoặc dùng quá liều.

Vòi voi là loại thảo dược mọc hoang có chiều cao từ 25-40cm. Xung quanh thân cây có nhiều lông nhám, cứng. Lá hình bầu dục, hơi nhăn nheo, các mép có răng cưa. Hoa có màu trắng hoặc màu tím, mọc xếp liền nhau thành hai hàng dài. Không có cuống và thường mọc thành cụm có hình dạng giống với vòi của con voi nên được gọi với cái tên cây vòi voi.

Thảo dược từ cây thường được thu hoạch vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hái về, chúng sẽ được rửa sạch bụi bẩn và dùng các phương pháp sấy khô, nấu cao để tạo thành Thu*c.

Theo các tài liệu y dược học hiện đại thì người ta đã tìm thấy trong thành phần của vòi voi có chứa alcaloid pyrolizidin, đây là chất có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên, người ta cũng tìm thấy một số chất như indixin, indixin N-oxyd trong cây vòi voi có công dụng giúp ức chế khối u trong cơ thể.

2. Cây vòi voi trị được bệnh gì?

Với tác dụng chính là giảm đau, giảm sưng viêm, giải độc, thanh nhiệt,... cây vòi voi được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý cơ xương khớp như: phong tê thấp, sưng đau mỏi gối; hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm da cơ địa, viêm họng,… Tuy nhiên, vì cây vòi voi có chứa độc tính nhẹ nên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng không đúng các hoặc dùng quá liều.

Cây vòi voi thường được sử dụng bằng cách giã nát, đắp vào các vết thương là chủ yếu. 2 phương thức chữa bệnh nổi tiếng nhất của loại thảo dược này là chữa bệnh viêm da cơ địa và vảy nến. Ngoài ra thảo dược còn được dùng để điều trị một số bệnh khác.

+ Cây vòi voi trị viêm xoang

Dùng 10 nhánh cây vòi voi, 6 nhánh ngũ sắc tươi. Đem cả 2 vị Thu*c này rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, giã nhuyễn sau đó dùng 1 chiếc tăm tăm nhúng vào hỗn hợp thấm sâu vào trong xoang mũi ngày 1-2 lần.

+ Cách sử dụng cây vòi voi chữa vảy nến

Từ lâu trong dân gian, loại thảo dược này đã được ứng dụng để điều trị bệnh vảy nến, xoa dịu đi các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da, khô, nứt nẻ, chảy máu. Vảy nến là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nên chữa trị chúng càng sớm càng tốt để không để lại hậu quả nghiêm trọng trên da.

Theo các y bác sĩ thì việc dùng cây vòi voi chỉ có tác dụng ở những bệnh nhân nhẹ, nếu tình trạng bệnh nặng thì nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị dứt điểm.

Sử dụng 1 nắm cây vòi voi rửa sạch, mang đi giã chung với vài hạt muối. Trước khi sử dụng nên chú ý sát khuẩn vùng da bị vảy nến bằng nước muối rồi đắp hỗn hợp lên và dùng băng gạc để cố định lại. Nên để qua đêm và sử dụng hàng ngày để các triệu chứng giảm nhanh chóng.

+ Cách dùng cây vòi voi chữa ngứa, viêm da cơ địa

Chỉ sử dụng phần nhánh của cây vòi voi, đem đi rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và tạp chất. Để thật ráo và chúng cắt thành các đoạn nhỏ, sau đó mang đi giã nát. Dùng hỗn hợp này đắp vào những vùng da bị tổn thương trong 30 phút, khi đủ thời gian thì rửa sạch vết thương lại lần nữa với nước ấm.

Đây là phương pháp dùng cây vòi voi chữa ngứa, viêm da cơ địa được nhiều người sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Chúng mang lợi tiện lợi và  hiệu quả tuyệt vời đối với sức khỏe, giúp cải thiện cảm giác mẩn ngứa, sưng tấy đỏ, tụ bầm, sưng tấy, tiết dịch ngứa và giúp khôi phục da bị khô nứt nẻ.

+ Cây vòi voi chữa viêm phổi, viêm mủ màng phổi

Sử dụng 60g vòi voi tươi đun sôi với nước, rồi sau đó pha thêm với mật ong rừng nguyên chất để uống. Ngoài ra có thể dùng nước ép từ lá tươi của thảo dược này để uống.

+ Cây vòi voi chữa bệnh khớp, phong thấp

Chuẩn bị 300g vòi voi khô, 150g củ bồ bồ, 100g cỏ mực, 20g rễ nhàu rừng. Đem tất cả các vị Thu*c này đi tán thành bột nhuyễn mịn rồi vò thành viên cỡ hạt tiêu, nên dùng mỗi lần từ 20 đến 30 viên, ngày dùng 2-3 lần.

Ngoài ra, để điều trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, bạn lấy 500g cây tươi chặt thành từng đoạn nhỏ, sau đó mang đi giã nát rồi bỏ vào 1 chiếc chảo sao nóng với dấm. Gói Thu*c vào miếng vải và buộc vào vùng bị đau.

+ Cây vòi voi chữa bệnh sưng amidan

Dùng một nắm lá vòi voi, rửa sạch và nghiền nát lá tươi thành dịch và dùng súc miệng hàng ngày từ 4-6 lần. Sau vài ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ mà nó mang lại.

+ Cây vòi voi chữa bệnh chàm, á sừng

Cách 1: Ngâm cây vòi voi trong rượu đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng thì dùng bông gòn thấm dung dịch bôi nhẹ lên vết thương.

Cách 2: Đem giã nhuyễn cây vòi voi, cho thêm một ít muối rồi đắp lên vết thương và băng lại. Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi hết bệnh.

+ Cây vòi voi trị mụn

Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học, trong thành phần cây vòi voi có chứa hoạt chất Ancaloit, Acid cyanhydric, có thể dùng để điều trị mụn nhọt hiệu quả.

Cách sử dụng cây vòi voi ngâm rượu: 

Dùng phần rễ và thân và vòi voi đem rửa sạch, cắt ra thành từng đoạn và để đến khi ráo nước. Cho phần thảo dược này vào bình thủy tinh đổ ngập rượu và đậy kín nắp lại. Để ở những nơi khô ráo, thoáng mát đến khi rượu chuyển sang màu vàng là có thể dụng được. Khi sử dụng thì lấy hỗn hợp rượu này thoa lên vùng bệnh để khử trùng.

3. Lưu ý khi dùng cây vòi voi

Khi sử dụng cây vòi voi để chữa bệnh, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

- Trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ, để có cách thức sử dụng khoa học nhất và đạt hiệu quả cao.

- Trong cây vòi voi có chất alcaloid, nhân pyrolizidin sẽ gây độc cho gan, và một số bệnh nguy hiểm khác hoặc dùng sai cách có thể dẫn đến ung thư. Nhưng có những hợp chất khác cũng có trong thành phần loại cây này lại giúp ức chế được ung thư. Nên bộ y tế khuyến nghị người dân nên hạn chế sử dụng để uống, không sử dụng càng tốt.

- Phụ nữ đang mang thai và trẻ em tuyệt đối không sử dụng cây vòi voi.

- Người đang bị tiêu chảy lâu ngày, người già, cơ thể mệt mỏi suy nhược cũng không nên dùng.

- Khi dùng để đắp lên da, nên vệ sinh sạch sẽ cây Thu*c trước để đảm bảo không bị nhiễm trùng, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

- Các bài Thu*c từ cây vòi voi chỉ áp dụng trong các trường hợp bị bệnh nhẹ. Nếu bệnh nặng thì đến bệnh viện để có có cách điều trị khoa học và đúng đắn để bệnh mau khỏi.

- Nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là một vài thông tin trả lời cho câu hỏi cây vòi voi có tác dụng gì cũng như những lưu ý khi sử dụng cây vòi voi. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích được bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh bằng cây vòi voi. Đặc biệt, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cay-voi-voi-co-tac-dung-gi-doi-voi-suc-khoe-371730.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cay-voi-voi-co-tac-dung-gi-doi-voi-suc-khoe-371730.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/cay-voi-voi-co-tac-dung-gi-doi-voi-suc-khoe-371730)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY