Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Cefazolin Meiji - Thuốc kháng sinh nhóm cepahlosporin bán tổng hợp

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: Nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu-Sinh d*c, da và mô mềm, đường mật, xương và khớp, nhiễm trùng máu và viêm nội tâm mạc

Bột pha tiêm 1g: Hộp 10 lọ.

Thành phần

Mỗi 1 lọ: Cefazoline 1g.

Dược lực học

Tác động

Cefazolin Meiji là kháng sinh nhóm cepahlosporin bán tổng hợp, dùng đường tiêm truyền.

Vi sinh học

In vitro, Cefazolin Meiji có tác động kháng các vi khuẩn sau: Staphylococcus aureus (có hoặc không sản sinh enzym penicillinase), Streptococcus tiêu huyết bêta nhóm A và các dòng Streptococci khác: Streptococcus pneumoniae, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella sp, Enterobacter aerogenes, Haemophilus influenzae.

Chỉ định

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: Nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu-Sinh d*c, da và mô mềm, đường mật, xương và khớp, nhiễm trùng máu và viêm nội tâm mạc.

Chống chỉ định

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm cephalosporin.

Thận trọng

Trước khi dùng cefazolin, nên thận trọng hỏi tiền sử quá mẫn với cephalosporin và penicillin. Các Thuốc thuộc nhóm cephalosporin nên được dùng thận trọng ở bệnh nhân mẫn cảm với penicillin.

Các phản ứng quá mẫn trầm trọng cần cấp cứu bằng epinephrine và các Thuốc cấp cứu khác. Có một số bằng chứng lâm sàng và cận lâm sàng cho thấy có dị ứng chéo giữa cephalosporin và penicillin. Có báo cáo các trường hợp phản ứng nặng ở bệnh nhân, bao gồm phản vệ khi dùng một trong hai Thuốc.

Do đó, bất kỳ bệnh nhân nào có triệu chứng dị ứng, đặc biệt với Thuốc, nên sử dụng kháng sinh thận trọng.

Lúc có thai: Sự an toàn của Cefazolin Meiji để sử dụng trong thai kỳ chưa được nghiên cứu.

Trong nhi khoa: Sự an toàn của Cefazolin Meiji để sử dụng cho sơ sinh và trẻ sinh non chưa được nghiên cứu.

Tác dụng phụ

Các phản ứng sau đã được báo cáo:

Quá mẫn: Sốt do Thuốc, nổi mẩn, ngứa âm hộ và tăng bạch cầu ái toan. Huyết học : giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thử nghiệm Coombs trực tiếp và gián tiếp dương tính.

Gan thận: Tăng thoáng qua SGOT, SGPT, BUN và phosphate kiềm mà không thấy dấu hiệu lâm sàng suy gan và suy thận.

Tiêu hóa: Buồn nôn, chán ăn, nôn, tiêu chảy, nấm candida miệng.

Một số tác dụng ngoại ý khác: Đau tại nơi tiêm bắp, đôi khi chai cứng. Viêm tĩnh mạch tại nơi tiêm cũng được ghi nhận. Các phản ứng khác bao gồm ngứa hậu môn và Sinh d*c, nhiễm candida Sinh d*c, viêm *m đ*o.

Liều lượng

Người lớn: 1-4 g mỗi ngày chia ra nhiều lần cách nhau mỗi 6-12 giờ.

Trẻ em: 25-50 mg/kg thể trọng/ngày chia ra nhiều lần cách nhau mỗi 6-8 giờ. Cefazolin Meiji có thể dùng đường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch sau khi pha. Để pha Cefazolin Meiji, có thể dùng dung môi là nước cất pha tiêm hay sodium chloride 0,9%. Lượng dung môi có thể là 2,5 ml cho lọ 1 g.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/c/cefazolin-meiji/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY