Đã là đầu tháng 12. Vào thời điểm này, "thưởng Tết" có lẽ là từ khóa nhận được nhiều sự quan tâm nhất và cũng là vấn đề nhạy cảm nhất khi nhắc đến đối với cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp và người lao động.
Tôi nhớ, nếu vào thời điểm này vài năm về trước thì đã có thể nghe râm ran về những khoản tiền thưởng cực "khủng" ở đâu đó. song năm nay, tin tức thưởng tết có vẻ im ắng.
Với con số 52.100 doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 11 tháng, gần 39.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 14.900 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể… đủ để chúng ta hình dung ra sự khó khăn bủa vây nền kinh tế ra sao trong năm 2021 này.
GDP quý III ghi nhận âm, và mới đây, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết, GDP của địa phương "đầu tàu" này lần đầu tiên trong lịch sử từ giai đoạn đổi mới đã bị âm 6,78%, trong khi kế hoạch năm đề ra là tăng trưởng dương 6%.
Bức tranh chung là thế, cho nên, để kỳ vọng vào một mức thưởng "rực rỡ" cho tết này là điều mà nhiều người đều hiểu: khó! bởi vậy, khi đọc bài viết phản ánh về mức thưởng tết tại một số doanh nghiệp (đăng trên dân trí ngày 6/12) tôi khá bất ngờ.
Cụ thể, dù doanh thu sụt giảm gần một nửa so với năm 2020 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chi đậm để thưởng tết cho công nhân, người lao động từ 10-60 triệu đồng, nhân viên bán hàng (sales) 150 - 200 triệu đồng.
Theo bà đỗ thị thúy - tổng giám đốc công ty thu*c thú y ánh việt (kcn hiệp phước), doanh nghiệp đang có nhiều phương án thưởng tết cho người lao động theo từng vị trí. ngoài thưởng tết theo quy định, doanh nghiệp sẽ thưởng thêm các tổ chức xuất sắc, cá nhân xuất sắc, cá nhân có cống hiến...
"Năm nay, những công nhân có thâm niên trên 5 năm ở công ty sẽ được thưởng 50 - 60 triệu đồng, nhân viên bán hàng có mức thưởng khoảng 200 triệu đồng", bà Đỗ Thị Thúy nói…
Nhìn vào cách thưởng tết này có thể thấy rõ, không phải là doanh nghiệp dư dả về tiền bạc để "chơi trội" mà "vung tay" thưởng cho nhân viên của họ. mục đích thưởng là giữ chân người lao động, các mức thưởng cao "đánh" vào thâm niên (tức yêu cầu sự trung thành và gắn bó), đặc biệt là ưu ái cho những người kéo doanh thu về cho doanh nghiệp (bộ phận bán hàng).
Vậy là, sẽ không có chuyện cào bằng trong chi thưởng Tết. Cùng một công ty, một tổ chức, nhưng có người được thưởng lớn, cũng sẽ có người chỉ nhận được một con số tượng trưng. Cách thức này được các doanh nghiệp tư nhân áp dụng khá phổ biến và chắc chắn là sẽ càng thể hiện rõ chênh lệch lúc khó khăn.
Không rõ là có doanh nghiệp nào còn tính thưởng hiện vật, sử dụng luôn "cây nhà lá vườn" để hỗ trợ người lao động hay không? Hẳn là có!
Tất nhiên, "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", trong cái khó chung, thiết nghĩ người lao động cần chia sẻ, cùng đồng hành với doanh nghiệp và vượt qua. Song, nếu chủ doanh nghiệp tự tin với định hướng phát triển của mình và coi trọng người lao động thì tôi nghĩ, họ sẽ có cách xoay xở hợp lý.
Như ông trần văn lĩnh - chủ tịch hđqt công ty cp thủy sản và thương mại thuận phước (kcn dịch vụ và thủy sản thọ quang, tp đà nẵng) khi trao đổi với pv có nói, mặc dù chưa có kế hoạch cụ thể nhưng vẫn rất muốn có thưởng tết bởi suy cho cùng, người lao động chính là tài sản của công ty.
Điều này cũng đã được bà Trần Thị Thanh Hà - Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề cập tới: "Doanh nghiệp nên coi người lao động là một tài sản quý để giữ gìn cho sự phát triển sau Covid-19. Nếu không chú trọng giữ lao động, sau Tết, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong tìm kiếm nguồn nhân lực…".
Nói gì thì nói, "thưởng tết" dẫu nhiều dẫu ít vẫn nên có, vì đó là khoản phúc lợi của công ty, đơn vị nhằm động viên người lao động. "trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng", vất vả cả năm rồi, không có lấy một đồng thưởng tết cũng… ngậm ngùi lắm thay!