Hiện nay có khoảng 70.000 hoá chất được sử dụng trong việc vệ sinh trong gia đình, và những hoá chất đó về sau này có thể gây ra một số bệnh. Các độc chất sẽ gây tác hại không tốt cho sức khoẻ khi chúng ta tiếp xúc lâu ngày, tiếp xúc trực tiếp lên da hay hít trực tiếp. Nếu chúng ta sử dụng với mức độ vừa phải thì không sao. Còn không thì có thể gây viêm da tiếp xúc, khiến da bị viêm và sưng lên, cũng như nứt nẻ và rạn nứt là con đường trực tiếp để vi khuẩn và hóa chất đi vào máu.
Một khi các chất tẩy rửa này tác động đến hệ tiêu hoá thì có thể gây ra sự rối loạn tiêu hoá, gây buồn nôn, ói mửa và ăn không ngon. Làn da chúng ta khi tiếp xúc với các loại hoá chất đó cũng có thể bị kích thích, viêm da, nặng hơn thì đưa tới trường hợp ung thư da. Ngoài ra còn những ảnh hưởng tai hại khác khi chúng ta tiếp xúc lâu dài với những hoá chất tẩy rửa như rối loạn sinh dục, khuyết tật cho trẻ khi bà mẹ mang thai, hoại huyết hay các trường hợp ung thư.
Những loại chất tẩy rửa phổ biến
- Các chất tẩy rửa trong bếp: Nước rửa chén, nước dùng để lau bàn, lau bếp; hay các chất dùng vệ sinh nhà tắm thường có chứa hoá chất benzyl, polyetylen, hay sodium hypochlorite thường thấy trong nước javen; hoặc những chất chlorine đó là những chất được xem là có hại cho sức khỏe. Mức độ hại nhiều hay ít tuỳ theo hàm lượng, nồng độ của hoá chất ấy trong dung dịch chúng ta sử dụng. Hàm lượng, nồng độ càng cao thì tác hại càng nguy hiểm hơn.
- Nước Javel: dùng để cọ bồn cầu, nhà tắm… có chứa các hoá chất giúp khử trùng và tẩy màu, nhưng sử dụng lâu ngày và nhất là tiếp xúc với da nhiều quá thì có thể gây viêm da. Nếu không may trẻ em hay người lớn uống phải thì có thể gây loét cuống họng. Cho nên, cần hết sức cẩn thận khi sử dụng javel, nên giữ trong một bình kín, tránh ánh nắng và hơi nóng. Không nên pha javel với nước nóng vì có thể gây ra một phản ứng hoá học không tốt. Đây là loại nước tẩy rửa tương đối mạng, nếu để ước javen rơi vào tay bạn rất dễ bị bỏng da, ngứa rát, viêm da, hen suyễn…
- Kết hợp nhiều chất tẩy rửa: Kết hợp 2 hay nhiều chất tẩy rửa nào đó có thể gây hậu quả nguy hiểm. Thuốc tẩy khi tiếp xúc với acid tạo ra khí clo, một chất có độc tính cao đã được sử dụng như một vũ khí hóa học trong Thế chiến I hay hỗn hợp chất tẩy trắng với nước tiểu, có thể gây viêm đường hô hấp và gây hại niêm mạc phổi…
Các chất thay thế
- Washing soda, borax: Hiện các nhà khoa học đều khuyên là chúng ta có thể sử dụng những chất thay thế tương đối nhẹ hơn, ít tác hại hơn cho nhà bếp như washing soda, borax. Những chất này tuy cũng là hoá chất, nhưng ít gây tác hại cho sức khoẻ hơn.
- Chanh: Hay có thể dùng chanh để tẩy rửa, chanh có chứa citric acid có thể tẩy rửa những mùi hôi hay vết dơ.
- Giấm: Giấm chua có tác dụng rất tốt trong việc đánh bóng kim loại, tẩy mùi, rửa các chất béo dính trên bát đĩa.
- Giấm pha nước cũng có tác dụng tẩy trùng tương tự như javel mà ít rủi ro, nên có thể dùng thay thế.
- Kết hợp pha một thìa nước chanh hay giấm chua với một lít nước là chúng ta sẽ có một dung dịch tẩy rửa rất tốt.
Một số chỉ dẫn cho bạn 1. Biết rõ hóa chất bạn đang sử dụng. 2. Mang găng tay cao su, an toàn khi xử lý hóa chất để bảo vệ bàn tay của bạn. 3. Sử dụng kính bảo vệ mắt của bạn. 4. Thay đổi quần áo của bạn sau khi làm việc với hóa chất. |
T.T
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia đình - NXB Y học
Chủ đề liên quan: