Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chế độ ăn nhiều muối và nhiều protein gây hại cho thận như thế nào

Thận là cơ quan hình hạt đậu trong cơ thể con người, có chức năng lọc nước và chất thải, cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu. Là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, thận giúp kiểm soát huyết áp, điều hòa sản xuất hồng cầu và quyết định sức khỏe tổng thể của xương.

Theo báo cáo của các tổ chức quốc tế, trên toàn cầu cứ 10 người thì có 1 người bị ảnh hưởng bởi bệnh thận.

Thận điều hòa cơ thể con người như thế nào?

Ngoài việc thận loại bỏ chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể, còn có một số chức năng khác mà các cơ quan này thực hiện cùng nhau. Thận cũng loại bỏ axit được tạo ra bởi các tế bào của cơ thể và duy trì sự cân bằng lành mạnh của nước, muối và khoáng chất trong máu, chẳng hạn như natri, canxi, phốt pho và kali.

Thận là cơ quan hình hạt đậu trong cơ thể con người, có chức năng lọc nước và chất thải, cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.

Thận kiểm soát huyết áp, điều chỉnh sự hình thành các tế bào hồng cầu và giữ cho xương chắc khỏe. Thận được cấu tạo bởi nephron (đơn vị chức năng của thận), cầu thận và ống thận. Cầu thận lọc máu, ống thận giữ các chất thiết yếu cần thiết và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.

Các bệnh về thận xảy ra khi thận bị tổn thương và không thể lọc máu bình thường. Các bệnh thận thường gặp là bệnh thận mãn tính do huyết áp cao, sỏi thận hình thành khi chất khoáng trong máu kết tinh ở thận, viêm cầu thận, bệnh thận đa nang trong đó có nang phát triển trong thận và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chế độ ăn mặn và nhiều protein ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Các chuyên gia cho biết, một chế độ ăn uống thích hợp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thận. Chế độ ăn ít natri rất tốt cho sức khỏe. Có ít natri sẽ tạo ít áp lực hơn cho hoạt động của thận và do đó sẽ có nhiều thời gian hơn để cơ quan này chữa lành và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Các chuyên gia cho biết, một chế độ ăn uống thích hợp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thận.

Các thực phẩm giàu protein, phốt pho và kali không nên được tiêu thụ đối với người bị bệnh thận. Chế độ ăn giàu protein và không tập thể dục theo khuyến nghị dẫn đến lượng protein (albumin) trong cơ thể cao. Vì việc chuyển hóa protein sẽ hạn chế quá trình bài tiết chất cặn bã, nên điều này gây tác động không nhỏ đối với thận.

Quá trình trao đổi protein từ thịt động vật còn để lại lượng axit đáng kể trong cơ thể. Khi các triệu chứng như vậy kéo dài liên tục, nó ảnh hưởng đến hoạt động hiệu quả của thận và gây tổn thương thêm cho thận.

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận, mọi người cần kiểm soát huyết áp cao nếu tăng huyết áp, kiểm soát đường huyết nếu mắc bệnh tiểu đường, tránh hút thuốc, duy trì cân nặng hợp lý, uống đủ nước, ăn nhạt, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và hạn chế uống rượu.

Xem thêm:

COVID-19 và có khả năng gây rối loạn cương dương lâu dài

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/che-do-an-nhieu-muoi-va-nhieu-protein-gay-hai-cho-than-nhu-the-nao-33877/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY