Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chỉnh nha: Từ sơ khai đến thời hiện đại

(SKGĐ) Khái niệm về hàm răng “lệch lạc” đã được thế giới loài người biết đến từ thời Ai Cập cổ đại với nhiều phương pháp chỉnh răng khác nhau theo các nền văn hóa:

Dụng cụ niềng răng được tìm thấy trên các xác ướp Ai Cập

Các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều sợi dây làm từ ruột động vật được dùng để bọc hoặc chạy dọc theo răng của các xác ướp giống với một dạng chỉnh nha nhằm mục đích làm khít các khe thưa trên răng.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các vật dụng được dùng để chỉnh nha trên các xác chết của người Hy Lạp và người Etruscans vào khoảng 1.000 năm Trước Công Nguyên.

Răng của các xác ướp được bảo vệ bằng một công cụ tương tự như thiết bị bảo vệ miệng với mục đích duy trì khoảng cách và ngăn chặn sự sụp đổ bên trong của bộ hàm.

Sử dụng lực đẩy ngón tay để chỉnh răng của người La Mã cổ đại

Cornelius Celsus Aulus, sống vào thời La Mã cổ đại đã cống hiến cuộc đời mình để tìm ra các cách thức chữa bệnh mới. Ông chính là người đầu tiên đề cặp đến phương pháp sử dụng lực ngón tay để di chuyển răng. Celsus đã ghi nhận một bệnh nhân của mình đã dùng lực ngón tay để đẩy các răng khít lại với nhau. Thông qua các ghi chú chi tiết, Celsus đưa ra giả thuyết là răng đã từ từ di chuyển và tự sắp xếp lại do lực tác động từ ngón tay.

Các khái niệm về chỉnh nha bắt đầu xuất hiện khi nào?

Niềng răng nha khoa và các khái niệm về chỉnh nha bắt đầu xuất hiện trên các Tạp chí Y khoa (Pháp) và các sách về nha khoa trên thế giới vào khoảng những năm 1770.

Năm 1728, Pierre Fauchard, một bác sỹ phẫu thuật nha khoa Pháp nổi tiếng đã cho xuất bản cuốn “Nha sĩ”. Khá nhiều phát minh mới về nha khoa đã được Pierre Fauchard nói đến trong cuốn sách này. Trong đó đáng kể nhất là khái niệm mới liên quan đến từ “khâu”. Các “khâu” là một thiết bị nha khoa trông giống hình móng ngựa. Thiết bị này đã được đưa vào miệng của bệnh nhân để giữ vị trí tự nhiên của răng.

Đến năm 1757, nha sỹ hoàng cung Pháp là Pierre Bourdet đã cho xuất bản quyển "Nghệ thuật nha khoa". Pierre Bourdet dành riêng một phần của cuốn sách để miêu tả các phương pháp khác nhau được sử dụng để làm răng thẳng hàng.

Những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong ngành chỉnh nha

Một số nhân vật sau đã có những đóng góp cho nền nha khoa nói chung và cho chỉnh nha nói riêng:

- Năm 1860, TS. Norman W. Kingsley (Mỹ) dùng phương pháp chỉnh răng còn là “nhảy khớp”. Ông sử dụng dây thun cao su và lò xo ngón tay có độ bền không rõ tạo ra các tác động liên tục lên hàm răng cần chỉnh.

- Năm 1880, TS. Alan M. Coffin (Anh) đã dùng lò xo hình chữ W để chỉnh nha.

- Năm 1921, TS. Calvin Case, người xuất bản công trình làm trồi và lún răng, ông đã gắn khâu vào răng và gắn các cleat, chứ không phải mắc cài.

- Năm 1928, TS. Spencer R. Atkinson (Mỹ) được công nhận là chủ của bằng sáng chế về mắc cài “phổ thông” với dây tròn nhỏ.

- Năm 1950, TS. Percy Raymond Begg (Úc) đã dùng dây tròn có nhiều loop cho kỹ thuật chỉnh nha.

- Năm 1960, TS. Joseph W. Jarabak dùng phương pháp loại trừ lực ngắt quãng ra khỏi hệ thống edgewise truyền thống.

Giải thích hoặc dịnh nghĩa của 3 thuật ngữ chị bôi đỏ ở trên để độc giả hiểu rõ hơn!!!

Edward H. Angle - “Cha đẻ của ngành Chỉnh hình răng”

Edward H. Angle (1855-1930) - ông được xem như “Cha đẻ của ngành Chỉnh hình răng”. Ông là người có công phát triển nhánh này của nha khoa thành một chuyên ngành, tách biệt hẳn với những thực hành tổng quát và trở thành một ngành khoa học chuyên biệt được thừa nhận.

Ông lấy bằng nha sĩ năm 1878 và là người sáng lập trường Đại học Chỉnh nha đầu tiền trên thế giới ở Hoa Kỳ vào năm 1900; Sáng lập ra Hội Chỉnh nha đầu tiên năm 1900 (bây giờ là Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ); sáng lập tạp chí The American Orthodontist vào năm 1907.

Cuốn sách Dental Cosmos (1899) của Edward H. Angle đến nay vẫn còn là cuốn sách phân loại sai khớp cắn được chấp nhận rộng rãi nhất. Phiên bản thứ bảy và phiên bản cuối của quyển sách Treatment of Malocclusion of the Teeth (Điều trị sai khớp cắn của răng) được xuất bản vào năm 1907 của Edward H. Angle cũng đã trở thành khuôn mẫu cho ngành chỉnh nha.

Chỉnh nha - phổ biến trong xã hội ngày nay

Khi được phát minh, các dụng cụ chỉnh nha được xem là thiết bị dành cho những người giàu có, hoặc những người bị biến dạng răng mặt nặng. Ngày nay, ở các nước trên thế giới, đặc biệt ở phương Tây, với quan niệm hàm răng đẹp phải đều tăm tắp như hạt bắp và trắng sáng đã khiến những ai không may mắn có răng thưa, răng khểnh, vẩu đều có ý thức đi chỉnh răng từ sớm.

Theo thống kê từ Hiệp hội Chỉnh hình răng của Mỹ cho thấy: Hơn 4 triệu người ở Mỹ đã trải qua một số dạng điều trị chỉnh nha. 33% dân số thế giới đã trải qua điều trị chỉnh nha tại một số điểm trong cuộc sống của họ. 80% thanh thiếu niên tại Mỹ hiện nay đã được điều trị chỉnh nha. Số lượng người lớn đang tìm kiếm điều trị chỉnh nha tăng 24% từ năm 1982 đến 2008. Năm 1982-2008 đã tăng 99% các trường hợp chỉnh hình răng mặt thiếu niên tại Mỹ. Độ tuổi trung bình điều trị chỉnh răng ở Mỹ là khoảng 10 tuổi, khác đáng kể với những năm 1900 khi độ tuổi điều trị trung bình là giữa độ tuổi 20.

Còn ở Việt Nam, niềng răng giờ đây bắt đầu phổ biến và được xem là thủ thuật nha khoa thông thường có thể áp dụng được cho từ trẻ em đến người già. Tuy nhiên, đa phần người Việt vẫn chưa thực sự chú ý đúng mức đến việc kiểm tra răng miệng. Mọi người chỉ tìm đến kĩ thuật chỉnh nha khi răng đã phát triển đầy đủ và quá xấu. Vì vậy, phần lớn các cuộc chỉnh nha ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở vấn đề thẩm mĩ mà còn mang ý nghĩa điều trị!

Thanh Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/chinh-nha-tu-so-khai-den-thoi-hien-dai-18118/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY