Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuột rút kinh nguyệt bất thường: Dấu hiệu của bệnh phụ khoa nghiêm trọng

Chuột rút trong nhiều ngày và có thể là ngay cả trước chu kỳ thực sự là những ngày tồi tệ nhất mà mỗi phụ nữ phái nữ phải đối mặt mỗi tháng. Cùng với sự thay đổi tâm trạng và sự khó chịu liên tục, chứng chuột rút kinh nguyệt có thể làm họ thất vọng và mệt mỏi về cuộc sống.

Không phải tất cả các dạng chuột rút kinh nguyệt đều bình thường. Và rất quan trọng để tìm hiểu xem chứng chuột rút của bạn có phải là dấu hiệu của bệnh bất thường không.

Nếu bạn thấy rằng mỗi tháng bạn đang bị chuột rút một cách bất thường và không có cách nào có thể giảm đau được, thì có thể là do những bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn đằng sau nó. Các bác sĩ cho biết tình trạng chuột rút gia tăng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt giống như một dạng “đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt”.

Theo trang Boldsky, dưới đây là một số thủ phạm chủ yếu đằng sau chứng chuột rút kinh nguyệt:

1. U xơ tử cung

Tử cung của bạn có thể là nơi sinh sống của một số tế bào ung thư lành tính được gọi là u xơ tử cung. Rất phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi trung niên, gần như khoảng 75% phụ nữ có thể mắc bệnh này.

Tuy nhiên, bệnh này ít có dấu hiệu cụ thể và chúng ta thường xuyên không biết là mình đã mắc bệnh. Và đây có thể là thủ phạm chính đằng sau những cơn chuột rút kinh nguyệt của bạn. U xơ tử cung gây nên chuột rút, khiến bạn cực kỳ đau đớn. Điều này cũng làm cho máu trong chu kỳ của bạn nhiều hơn và lâu hơn.

Cách phát hiện hiệu quả nhất của u xơ là thông qua siêu âm. Bạn có thể dùng thuốc để giảm bớt chứng chuột rút trong chu kỳ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn phẫu thuật để loại bỏ u xơ tử cung.

2. Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)

Đây là một bệnh phụ khoa được đặc trưng bởi sự hiện diện của mô nội mạc tử cung (tissu endométrial) (bình thường phủ mặt trong của xoang tử cung) ở ngoài tử cung, thường là trong vùng chậu và trong bụng. Khi mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung và tiếp tục dày lên và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt, thì máu không có nơi để đi.

Điều này dẫn đến mô bị kích thích, cuối cùng phát triển thành mô sẹo, hoặc gọi là Adhesions. Điều này dẫn đến đau nặng ở vùng xương chậu. Hơn nữa, vấn đề này cũng có thể dẫn đến vô sinh.

Với hình thức rối loạn này, đường dẫn trứng bị tắc nghẽn gây khó khăn cho phụ nữ trong việc mang thai.

Siêu âm có thể phát hiện lạc nội mạc tử cung. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau để giảm bớt các triệu chứng đau. Các bác sĩ cũng có thể gợi ý điều trị bằng nội tiết. Phẫu thuật được khuyến cáo trong trường hợp các triệu chứng tồi tệ hơn.

Phẫu thuật để điều trị nội mạc tử cung có thể dẫn đến mãn kinh sớm, hoặc đôi khi, cắt bỏ tử cung. Và hơn nữa, sau khi điều trị bạn vẫn có thể mắc bệnh này một lần nữa. Vì vậy, điều quan trọng là bạn nên kiểm tra thường xuyên và nói chuyện với bác sĩ về những giải pháp lâu dài.

3. Bệnh viêm vùng chậu (Pelvic Inflammatory Disease - PID)

Đây là một căn bệnh khi các cơ quan sinh sản bị nhiễm bệnh. Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh này có thể là do vi khuẩn xâm nhập thông qua việc đưa một dụng cụ tránh thai vô trùng (IUD). Hoặc, viêm vùng chậu thường là kết quả của các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu (gonorrhea) hoặc chlamydia.

Tuy nhiên, viêm vùng chậu thường không được chú ý, đặc biệt là nếu bệnh không quá nghiêm trọng. Các triệu chứng của viêm vùng chậu là rất nhẹ, nhưng nếu bạn bắt đầu cảm thấy vùng chậu của bạn bị tổn thương bất thường, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

Các triệu chứng chung khác của PID là đau đớn khi giao hợp, âm đạo mùi hôi và chu kỳ không đều. Bệnh này nếu không được điều trị, có thể dẫn đến mô sẹo hoặc các trường hợp nghiêm trọng hơn là chất dịch bị nhiễm bệnh sẽ lấp đầy đường dẫn trứng của bạn.

Đối với phụ nữ đang cố gắng mang thai, PID không được điều trị có thể gây ra thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, PID có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh.

Không chú ý đến vấn đề sức khoẻ có thể làm bạn tốn kém nhiều hơn bạn tưởng tượng. Vì vậy, nếu bạn bị chuột rút bất thường trong chu kỳ hoặc có những vấn đề như ra máu nhiều hoặc chu kỳ không đều, thì bạn nên đến hỏi ý kiến bác sĩ sớm nhất.

Hoài Nguyễn

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đìhh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/chuot-rut-kinh-nguyet-bat-thuong-dau-hieu-cua-benh-phu-khoa-nghiem-trong-25383/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY