Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuột rút về đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

Đa số chúng ta đều có thể bị chuột rút về đêm. Đây là tình trạng cơ bị co thắt một cách đột ngột, gây đau đớn và không thể cử động. Vậy nguyên nhân gây chuột rút là gì

Chuột rút là cơn co thắt cơ đột ngột, gây đau đớn dữ dội, khiến người bệnh không thể cử động được vùng cơ đó. Khi bị chuột rút, vùng cơ đó sẽ co cứng thành một cục, cơn đau có thể kéo dài khoảng vài phút. Sau khi hết chuột rút, vùng cơ bị rút có thể đau thêm vài ngày nữa. Chuột rút có thể bị ở bất cứ vị trí nào, nhưng thường xuất hiện chuột rút ở bụng, bắp tay, bắp chân, bàn chân, và đùi.

Chuột rút là hiện tượng phổ biến và thường đến vào ban đêm. Có đến 95% người từng trải qua một cơn co cơ. Chuột rút xuất hiện nhiều ở người già. Theo thống kê có 1/3 người trên 60 tuổi, và 1/2 người trên 80 tuổi bị chuột rút vào ban đêm. Trẻ em cũng /thường bị chuột rút.

Nguyên nhân gây chuột rút về đêm

Chuột rút hay xảy ra khi cơ bắp mệt mỏi do hoạt động quá sức, vận động mạnh, hoặc giữ một tư thế ngồi/ nằm quá lâu. Chuột rút về đêm thuộc nhóm giữ một tư thế trong thời gian dài. Chuột rút trong lúc nghỉ ngơi rất hay diễn ra. Bạn có thể đang ngồi trên giường thư giãn, nghỉ ngơi, vẫn có thể bị co cơ bất chợt. Chuột rút không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó phá hỏng giấc ngủ và làm bạn hoảng loạn. Trong một đêm, bạn có thể bị chuột rút nhiều lần, và bị liên tiếp trong nhiều đêm.

Các nhà khoa học giải thích nguyên nhân chuột rút về đêm là do ban ngày lao động mệt mỏi. Vận động nhiều gây ra tình trạng lắng đọng acid latic trong bắp thịt, dẫn đến sự rối loạn tín hiệu giữa não bộ và cơ. Khiến não muốn cơ nghỉ ngơi, nhưng cơ lại cơ rút gây đau. Những người ngồi làm việc lâu, ít hoạt động, khiến do cơ bắp không được hoạt động cũng thường bị co cứng cơ.

Ngoài ra, chuột rút cũng là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu các chất như: canxi, magie, sodium, kali,... Hàm lượng canxi, magie trong máu thấp và tăng sự kích thích các cơ, tăng hoạt động của các mô thần kinh. Thiếu kali cũng gây ra chuột rút, vì người thiếu kali thường mắc các bệnh về yếu cơ.

Cách xử lý khi bị chuột rút

Khi bị chuột rút không nên cố gắng giữ bình tĩnh, sự hoảng loạn sẽ càng thêm đau. Bị chuột rút ở bất kỳ vùng cơ nào, bạn nên cố gắng thả lỏng phần cơ đó.

Đối với chuột rút ở bắp chân, bạn nên duỗi thẳng chân, co các đầu ngón chân về phía sau, lấy tay ấn mạnh vào gót chân. Lúc đầu, có thể cơn đau sẽ tăng lên, nhưng cảm giác đó sẽ mau chóng qua, cơn đau sẽ dịu bớt. Khi bị chuột rút ở bắp đùi, nên nhờ người khác giúp đỡ, một tay nâng và giữ gót chân trên cao, tay kia ấn đầu gối xuống để giữ cho chân được thẳng.

Sau khi cơn đau qua đi, xoa bóp vùng cơ bị co một cách nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông trở lại. Có thể sử dụng dầu nóng để xoa bóp, dùng các biện pháp chườm lạnh, chườm nóng để tăng lưu thông máu, tránh bị chuột rút trở lại. Nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.

Cách phòng bệnh chuột rút

-Ăn uống đủ các chất, uống đủ nước. Bạn có thể uống các loại nước bổ sung khoáng chất như: oresol, nước chanh muối, nước dừa,...

-Khởi động kỹ trước khi tập luyện, vận động mạnh.

-Tập các bài tập giãn cơ sau khi tập luyện, thư giãn cơ sau một một ngày việc.

-Tập các bài khởi động nhẹ nhàng khi thức dậy và duỗi các cơ trước khi đi ngủ.

-Đối với dân văn phòng, nên đi lại, vận động nhiều. Khi ngồi, nên co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ lưu thông.

Bị chuột rút về đêm không gây nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng chuột rút xuất hiện nhiều, và bạn bị các bệnh như: đái tháo đường, loãng xương, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa,... thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm. Hy vọng những kiến thức về nguyên nhân và cách xử lý khi bị chuột rút sẽ giúp ích cho bạn

Ý Nhi

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/chuot-rut-ve-dem-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-28408/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY