Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể chúng ta, và cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của cơ thể. Do đó, việc cấp nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn luôn thường xuyên nhầm lẫn giữa việc bổ sung đủ nước và uống quá nhiều nước, khiến sức khỏe vẫn bị ảnh hưởng.
Uống quá nhiều nước cũng có thể gây hại sức khoẻ, chẳng hạn như việc dẫn đến giảm nồng độ natri trong máu, gây xáo trộn hoạt động của thận. Không chỉ vậy, việc uống quá nhiều nước cũng có thể gây ra tình trạng tăng cân.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến nghị chúng ta nên uống đủ 8 ly nước, tương đương với khoảng 2 lít mỗi ngày mới cấp đủ nước cho cơ thể (Ảnh: Internet) |
Vitamin và các chất bổ sung được điều chế với mục đích tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, lạm dụng nhiều các thực phẩm này có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Ví dụ, uống quá nhiều vitamin C hoặc kẽm có thể gây buồn nôn, tiêu chảy hoặc co thắt dạ dày. Dùng quá nhiều selen dẫn đến rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi và tổn thương thần kinh nhẹ. Nạp quá nhiều canxi hoặc kali dễ gây ra các vấn đề về tim mạch.
Vitamin A giúp tăng cường thị lực và hệ thống miễn dịch, nhưng độc tính của vitamin A có thể dẫn đến rụng tóc, loãng xương, lú lẫn, thậm chí suy gan. Khác với các loại vitamin hòa tan trong nước như vitamin B và C (thường được bài tiết qua đường nước tiểu), vitamin A được lưu trữ trong mỡ cơ thể, hình thành độc tính nếu dùng quá nhiều.
Thực hiện các bài tập cường độ cao như chạy bền, đạp xe, bơi hoặc bóng rổ sẽ có thể giúp bạn đốt cháy calo hiệu quả, đồng thời tăng cường sức khỏe tim phổi, giảm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu. Tuy nhiên, nếu muốn giảm cân hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên chỉ tập mỗi các bài cường độ cao. Vì nó có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt khác của sức khỏe, phổ biến nhất là các vấn đề xương khớp.
Để giảm cân một cách lành mạnh với các hoạt động/ bài tập cường độ cao, chúng ta nên kết hợp với các bài kháng lực và tăng sức bền (Ảnh: Internet) |
Các bác sĩ cùng chuyên gia dinh dưỡng luôn khẳng định rằng chất béo là nguồn cơn của tình trạng thừa cân và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng ăn chế độ ít chất béo không phải cách giảm cân hiệu quả.
Nếu chúng ta chủ động cắt giảm các loại chất béo chuyển hóa (trans-fat) - nguồn cơn của những căn bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch,... thì đó là điều tốt. Tuy nhiên, nếu vô tình cắt giảm luôn các chất béo không bão hòa - vốn hỗ trợ và tăng cường sức khỏe lại có thể khiến các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo, dễ khiến não bộ trì trệ, tăng cholesterol cũng như nguy cơ cao huyết áp.
Thói quen rửa tay là một thói quen tốt, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như hiện tại. Tuy nhiên, việc rửa tay quá thường xuyên với các loại xà phòng diệt khuẩn lại có thể gây ra không ít ảnh hưởng cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), khoảng 75% số loại xà phòng rửa tay có chứa triclosan, loại hóa chất chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Có một số nghiên cứu ngắn hạn trên động vật đã chỉ ra rằng, tiếp xúc với triclosan liều lượng cao có thể giảm mức độ hormone tuyến giáp. Một số nghiên cứu khác cho thấy triclosan khiến các vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển nhiều hơn.
Có một số thói quen tuy về cơ bản là tốt, nhưng khi kết hợp với một số hoạt động khác hoặc thực hiện với tần suất quá thường xuyên vẫn có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, mọi thứ đều cần có mức độ vừa phải là tốt nhất.
Xem thêm: Tín hiệu cảnh báo các biến chứng tiểu đường sắp xảy ra
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: