Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia cảnh báo những thói quen về sức khỏe cần dừng lại càng sớm càng tốt

Theo các chuyên gia, có 5 thói quen sức khỏe bạn nên ngừng thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Những việc chúng ta làm hàng ngày ảnh hưởng đến tim, cân nặng, não và hệ thống miễn dịch là điều tốt nhất mà bạn cần quan tâm để giữ cho những hệ thống quan trọng đó luôn ở trạng thái tốt nhất, sẵn sàng đối mặt với bất cứ điều gì.

1. Bị cô lập về mặt xã hội

Sự cô lập với xã hội thực sự khiến cơ thể rơi vào tình trạng báo động đỏ. Các chuyên gia cho biết cô đơn gây ra phản ứng căng thẳng viêm khắp cơ thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, phá hủy khả năng phòng thủ chống lại bệnh mãn tính.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Antioxidants and Redox Signaling, tình trạng viêm nhiễm kéo dài này có khả năng dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch, ung thư và chứng sa sút trí tuệ.

2. Không ưu tiên chất lượng giấc ngủ

Ngủ là khi một loạt các hệ thống chính của cơ thể làm mới và tự thiết lập lại, bao gồm tim, não và hệ thống miễn dịch. Không tập trung vào giấc ngủ sẽ khiến cho cơ thể mất cơ hội tự phục hồi.

Không tập trung vào giấc ngủ sẽ khiến cho cơ thể mất cơ hội tự phục hồi.

Ngày càng nhiều nghiên cứu đã liên kết giấc ngủ kém chất lượng với nhiều loại bệnh nghiêm trọng, bao gồm ung thư, bệnh tim và sa sút trí tuệ.

Để có sức khỏe toàn diện tối ưu, các chuyên gia khuyên người lớn nên ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.

3. Ăn nhiều đường

Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung là một trong những điều tồi tệ nhất mà bạn có thể gây ra cho cơ thể. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim mạch và tăng cân, đồng thời làm suy yếu hệ thống miễn dịch do gây viêm.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nam giới ăn không quá 9 muỗng cà phê (36 gam) đường bổ sung mỗi ngày và phụ nữ không quá 6 muỗng cà phê (24 gam). Những thực phẩm chứa nhiều đường nhất bao gồm đồ uống có đường như nước ngọt và nước trái cây, bánh nướng và đồ ăn nhanh.

4. Ăn quá nhiều muối

Bên cạnh thói quen nêm nhiều muối khi nấu ăn, hãy kiểm tra nhãn thông tin dinh dưỡng trên thực phẩm đóng hộp hoặc đóng chai yêu thích và các bữa ăn bên ngoài, lượng natri chứa trong chúng có thể khiến bạn bị sốc.

Các chuyên gia khuyến nghị chỉ nên tiêu thụ tối đa 2.300 mg natri mỗi ngày (tương đương 6g muối). Ăn nhiều muối là một yếu tố nguy cơ chính gây cao huyết áp, đau tim và đột quỵ. Để bảo vệ tim và não của bạn, hãy mua các sản phẩm càng ít natri càng tốt.

Ăn nhiều muối là một yếu tố nguy cơ chính gây cao huyết áp, đau tim và đột quỵ.

5. Không kiểm soát căng thẳng

Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí BMJ Open cho thấy rằng căng thẳng nặng mãn tính - mà các nhà nghiên cứu mô tả là "cảm thấy cuộc sống gần như không thể chịu đựng được" sẽ khiến cuộc đời bạn mất đi nhiều năm: cụ thể là 2,8 năm đối với nam giới và 2,3 năm đối với phụ nữ.

Căng thẳng gây ra phản ứng viêm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và sa sút trí tuệ. Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Neurology cho thấy những người có cuộc sống căng thẳng cao bị co rút não và mất trí nhớ trước khi họ bước sang tuổi 50.

Để khỏe mạnh, bạn cần phải thực hiện một lối sống lành mạnh và một trong những điều đầu tiên là bạn cần phải ngừng các thói quen có hại này.

Xem thêm:

Cách giữ an toàn cho bản thân trước biến thể COVID-19 mới Omicron

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/chuyen-gia-canh-bao-nhung-thoi-quen-ve-suc-khoe-can-dung-lai-cang-som-cang-tot-33052/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY