Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia cảnh báo: Uống nước trước khi đi ngủ có thể gây hại cho tim

Bổ sung nước cho cơ thể là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, uống nước trước khi đi ngủ đôi lúc sẽ gây ra những bất lợi cho giấc ngủ và sức khỏe.

Uống nước trong suốt cả ngày là điều quan trọng để tránh mất nước - nhưng nó có thể cản trở sức khỏe nếu thực hiện vào ban đêm.

Uống nước trước khi đi ngủ gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Uống nước vào ban đêm, lợi bất cập hại.

Thói quen phổ biến này thường dẫn đến việc đi vệ sinh thường xuyên suốt đêm. Bằng cách làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, cơ thể có thể bị biến động hormone trong thời gian dài có thể khiến tim gặp nguy hiểm.

Một thực tế nổi tiếng là cơ thể cần bảy đến tám giờ mỗi đêm để có sức khỏe tối ưu. Điều này là do giấc ngủ giúp cơ thể kiểm soát các hormone có liên quan đến căng thẳng và trao đổi chất. Nếu rối loạn giấc ngủ trở thành mãn tính, cơ thể có khả năng bị biến động thường xuyên về hormone. Những rối loạn nội tiết tố này là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao và các biến chứng chuyển hóa khác như bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì.

Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cũng tăng lên ở nam giới bị rối loạn giấc ngủ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, những vấn đề này thường xảy ra ở những người ngủ ít hơn bảy giờ mỗi đêm.

Thật không may, một người bình thường chỉ ngủ được khoảng 6 tiếng mỗi đêm, do nhiều yếu tố khác nhau như đi vệ sinh thường xuyên.

Chuyên gia về hydrat hóa của Aqua Pura, Tiến sĩ Stuart Galloway, Đại học Stirling, cho biết: “Khi nói đến hydrat hóa buổi tối, bạn nên uống từ 300 đến 500 ml chất lỏng từ hai đến ba giờ trước khi đi ngủ. Lượng chất lỏng này vào đúng thời điểm sẽ giúp bạn đáp ứng lượng nước hàng ngày, đồng thời không làm phiền giấc ngủ của bạn.

Quá nhiều chất lỏng trước khi ngủ có thể dẫn đến lượng nước tiểu dư thừa lấp đầy bàng quang khi bạn ngủ. Điều này gây ra sự gia tăng adrenaline khiến bạn thức giấc vào ban đêm, buộc bạn phải ra khỏi giường để đi vệ sinh".

Do chức năng thận hoạt động chậm lại vào ban đêm, nước tiểu không được cơ thể xử lý nhanh như ban ngày, do đó sau khi uống nước vài tiếng sau cơ thể mới bắt đầu buồn tiểu.

Bác sĩ Golloway cho biết thêm: “Tuy nhiên, khi bạn già đi, thận lão hóa không thể tập trung nước tiểu của bạn, vì vậy bàng quang của bạn đầy nhanh hơn với nước tiểu loãng hơn”. Do đó, bạn nên uống nhiều nước hơn vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều.

Một số điều cần làm để có được giấc ngủ ngon

Khi không ngủ được, đừng cố ép bản thân đi ngủ, hãy đứng lên vận động nhẹ để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Tránh caffeine và rượu trước khi ngủ cũng quan trọng không kém để tránh khó chìm vào giấc ngủ sâu. Giống như nước, những chất kích thích này cũng nên tránh ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ.

Dịch vụ Y tế Quốc gia, Vương quốc Anh (NHS) khuyên bạn nên duy trì giờ ngủ đều đặn bằng cách đi ngủ và thức dậy cùng một thời gian. Điều này có thể làm tăng số lượng giấc ngủ của một người mỗi đêm và kéo dài chất lượng giấc ngủ.

Cơ quan Y tế cho biết thêm, nếu bạn đang nằm trằn trọc không ngủ được thì đừng ép bản thân cố ngủ. Hãy đứng dậy và làm điều gì đó thư giãn một chút và quay lại giường khi bạn cảm thấy buồn ngủ hơn. Nếu bạn thường xuyên nằm thao thức vì lo lắng về ngày mai, hãy dành thời gian trước khi đi ngủ để lập danh sách cho ngày hôm sau. Điều này có thể giúp tâm trí bạn được nghỉ ngơi.

Vì bồn chồn thường là kết quả của các hành vi ít vận động kéo dài, nên thói quen tập thể dục thường xuyên cũng được khuyến khích.

Xem thêm: Ngủ trưa kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/chuyen-gia-canh-bao-uong-nuoc-truoc-khi-di-ngu-co-the-gay-hai-cho-tim-36127/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY