Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia dinh dưỡng kể tên 15 thực phẩm vàng giúp người ốm nhanh hồi phục

Khi ốm thì việc đầu tiên bạn làm là uống thuốc

Thời tiết giao mùa cũng là lúc cơ thể nhạy cảm với các bệnh cúm mùa, cảm lạnh, sốt, ho, dị ứng… Hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi cũng là lúc vi khuẩn, virus dễ xâm nhập khiến chúng ta bị bệnh.

Một trong số các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh là bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là 15 loại thực phẩm tốt nhất mà các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới khuyên bạn nên ăn khi cảm thấy trong người có các triệu chứng đau mỏi, cảm lạnh, cúm hay đơn giản chỉ để tăng cường sức khỏe.

1. Bột yến mạch

Yến mạch được coi là “nữ hoàng của các loại ngũ cốc”, siêu thực phẩm của thiên nhiên. Yến mạch là thực phẩm giàu chất xơ nên không những nó có thể thúc đẩy tiêu hóa mà còn giúp bài trừ độc tố trong cơ thể. Yến mạch không làm tăng lượng đường trong máu mà trái lại cung cấp cho bạn một lượng lớn protein và carbonhydrate, giúp duy trì năng lượng cả ngày.

2. Khoai tây nướng

Khoai tây chứa rất nhiều carbonhydrate dễ tiêu hóa, là một gợi ý tuyệt vời cho ngày mệt mỏi. Hầu hết mọi người không nhận ra rằng khoai tây cung cấp vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng để chữa bệnh và chất xơ, hỗ trợ đường ruột tiêu hóa. Nếu bạn có cảm giác thèm ăn, hãy thêm một ít protein vào khoai tây trong bữa ăn như sữa chua Hy Lạp hay phô mai.

3. Trà xanh

Trà xanh là một loại thực phẩm nhất thiết phải có trong tủ bếp nhà bạn. Một cốc trà xanh nóng sẽ rất có lợi cho bạn khi bạn bị ốm, sốt, đau họng hay đau dạ dày. Trong trà xanh có chứa rất nhiều hợp chất có lợi như là quercetin có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể.

4. Mật ong

Mật ong là một thực phẩm hữu ích khác khi bạn cảm thấy không khỏe. Đặc tính kháng khuẩn của mật ong có thể có nhiều tác dụng tích cực trong việc chống lại cảm lạnh hoặc cúm.

Mật ong còn được biết đến như thuốc giảm ho và giúp chữa lành cơn đau họng từ thiên nhiên. Bạn có thể cho mật ong vào trà nóng, sữa chua, yến mạch hay các loại ngũ cốc để kết hợp thành các món ăn tuyệt ngon.

5. Ngũ cốc

Khi bạn cần một loại thực phẩm dễ tìm, dễ ăn, dễ hấp thụ thì ngũ cốc là một gợi ý không tồi. Bắt đầu buổi sáng bằng một bát ngũ cốc tự nhiên, ít đường giúp bạn có một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.

6. Sinh tố hoa quả

Sinh tố rất các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu để củng cố hệ miễn dịch và bổ sung nước cho cơ thể. Một trong những lợi ích hàng đầu của sinh đó là chúng giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa. Các loại sữa, sữa chua có trong sinh tố còn cung cấp một lượng lớn protein cho cơ thể.

7. Quả hạch và các loại hạt

Nếu bạn bị ốm nhưng vẫn có cảm giác thèm ăn thì bạn nên ăn một nắm hạt hoặc quả hạch. Hạt thông, hạt điều, hạt cây gai dầu, hạnh nhân, hạt lanh và hạt bí ngô đều là những lựa chọn tuyệt vời. Quả hạch và hạt rất giàu vitamin E và kẽm, hai chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng miễn dịch tối ưu.

8. Quả mọng

Quả mọng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ hệ miễn dịch, bởi loại quả này có chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ gọi là anthocyanin. Ngoài ra, quả mọng còn có đặc tính chống virus, giúp bạn nhanh chóng hồi phục khi bị cảm lạnh.

Một nghiên cứu trên 60 người bị cúm cho thấy, những người dùng 15 ml siro quả mọng 4 lần/ngày thì các triệu chứng sẽ được cải thiện trong khoảng 2-4 ngày, trong khi đó ở nhóm đối chứng lại mất tới 7-8 ngày.

9. Súp gà

Súp gà không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn bổ sung một lượng nước lớn cho cơ thể. Súp gà là một nguồn giàu chất đạm, giúp xây dựng và tăng cường cơ bắp trong cơ thể.

Bạn có thể tự nấu một nồi súp gà để hạn chế các chất bảo quản, chất phụ gia có hại. Thêm hành, tỏi vào nồi súp gà sẽ mang lại hiệu quả trị cúm và cảm lạnh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tỏi có một loại hợp chất chống vi trùng có thể giúp chống lại virus và vi khuẩn một cách hiệu quả.

10. Gừng

Gừng là một bài thuốc dân gian từ lâu đời, có hiệu quả tốt trong việc điều trị cúm và cảm lạnh. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng giải độc, trị phong hàn, cảm mạo, các loại bệnh về dạ dày, chữa nôn mửa, đi tả, giải độc từ hải sản …

Trung tâm y tế Đại học Maryland (Mỹ) nhận định rằng, chúng ta có thể sử dụng gừng trong phòng chống cảm sốt bằng cách băm nhỏ 2 thìa gừng, hòa vào nước nóng. Uống 2-3 lần/ngày để điều trị bệnh.

11. Bánh mì nho quế

Bánh mì nho quế là một loại thực phẩm dễ ăn và có một số lợi ích dinh dưỡng vô cùng lớn. Trong 1 chiếc bánh mì có chứa 11gram protein cùng với cacbonhydrate dễ tiêu sẽ cung cấp năng lượng cho cả ngày. Trong bánh mì còn có quế, một dược liệu giúp làm ấm cơ thể, phòng ngừa cảm lạnh.

12. Trái cây có múi

Các loại trái cây có múi như chanh, bưởi và cam rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mà nhiều người hay ăn khi bị bệnh. Một nghiên cứu cho thấy, vitamin C không thực sự ngăn ngừa cảm lạnh, nhưng khả năng nó có thể giúp bạn nhanh hồi phục là khoảng 8-9%.

13. Các loại cây họ đậu

Các loại đậu rất giàu kẽm, một chất đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, thậm chí có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Cây họ đậu còn chứa nhiều chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu và không thèm ăn.

14. Hỗn hợp bột yến mạch, gừng tươi xay nhuyễn và mật ong

Đây là hỗn hợp tuyệt vời khi bạn cảm thấy không khỏe, cơ thể uể oải mất sức. Mỗi cốc hỗn hợp chứa khoảng 4 gram chất xơ beta-glucan, chứa các vi khuẩn đường ruột có lợi, giảm nguy cơ ung thư và giảm cholesterol LDL. Gừng tươi cũng sẽ giúp làm dịu cơn buồn nôn và trị cảm lạnh.

15. Trà quế

Quế không chỉ làm ấm cơ thể mà còn sở hữu các đặc tính chống lạnh. Cụ thể, trà quế có đặc tính kháng nấm và giảm đau có thể hỗ trợ cho sức khỏe đường hô hấp.

Tuệ Nhi

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/chuyen-gia-dinh-duong-ke-ten-15-thuc-pham-vang-giup-nguoi-om-nhanh-hoi-phuc-28962/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY