Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Có 4 hiện tượng này khi ngủ thì có thể lượng đường trong máu của bạn đang cao, cần làm 2 việc để tránh bệnh trầm trọng

Trong cuộc sống hàng ngày, khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ tạo một số phản ứng thể hiện ra bên ngoài cơ thể. Đặc biệt, có 4 biểu hiện rất rõ ràng khi chúng ta ngủ.

Thói quen ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu liên tục tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch và mạch máu não, thậm chí dẫn đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để nhận ra lượng đường trong máu tăng cao có khó quá không? Câu trả lời là "Không quá khó".

Trong cuộc sống hàng ngày, khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, nó sẽ tạo một số phản ứng thể hiện ra bên ngoài cơ thể. Đặc biệt, có 4 biểu hiện rất rõ ràng khi chúng ta ngủ.

Nếu phát hiện có 4 biểu hiện sau đây mỗi đêm khi ngủ thì bạn cần đi khám ngay nhé.

1. Thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm

Trong trường hợp bình thường, khi ngủ vào ban đêm, chúng ta sẽ rất ít khi muốn đi vệ sinh, nếu có thì cũng chỉ 1 lần. Số lần đi vệ sinh có thể tăng lên nếu tối hôm đó bạn uống nhiều nước hơn mọi ngày.

Tuy nhiên, nếu lượng nước tiêu thụ trong ngày tương đối bình thường nhưng số lần thức giấc khi ngủ vào ban đêm vẫn rất thường xuyên thì có nghĩa là lượng đường trong máu của người bệnh đang ở mức cực kỳ cao. Vì khi lượng đường trong máu tăng nhanh sẽ gây hại cho sức khỏe của thận và khiến khả năng hấp thụ bị trục trặc. Trong trường hợp này, một lượng lớn nước trong cơ thể không thể hấp thụ được nên người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiểu nhiều.

2. Khát nước giữa đêm

Ban đêm, tất cả các cơ quan trong cơ thể đã dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi, cơ thể ít hoạt động nên trong những trường hợp bình thường, chúng ta sẽ không gặp phải tình trạng khát nước. Nếu thỉnh thoảng thấy khát, có thể do uống quá ít nước hoặc ăn thức ăn có nhiều muối trong ngày.

Nếu gần đây bạn gặp phải hiện tượng thường xuyên cảm thấy khát khi đang ngủ, triệu chứng này không thuyên giảm sau khi uống nước thì có thể là do lượng đường trong cơ thể bạn đang ở mức cao. Khi đường huyết trong cơ thể tăng cao, tế bào bị mất nước nghiêm trọng, khả năng tái hấp thụ nước của thận bị suy yếu đã dẫn đến hiện tượng khát nước bất thường.

3. Tay chân ngứa ran

Theo các nghiên cứu số liệu, khi lượng đường trong máu của con người dần tăng cao, người bệnh sẽ bị tê tay chân trong cuộc sống. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do khi lượng đường trong máu tăng cao, quá trình tuần hoàn máu của cơ thể con người sẽ bị ảnh hưởng, khiến cho làn da của con người bị tê cứng. Khi tốc độ lưu thông máu chậm lại, máu trong cơ thể không thể vận chuyển kịp thời đến các ngón tay, ngón chân, là những bộ phận nằm xa tim.

Đặc biệt là khi ngủ, do các cơ quan trong cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi nên tốc độ trao đổi chất diễn ra tương đối chậm, không chuyển hóa được đường trong cơ thể nên triệu chứng này sẽ rất rõ ràng.

4. Xuất hiện cơn đói

Trong trường hợp bình thường, sau khi ăn tối, cơ thể đã được nạp đủ chất dinh dưỡng thì chúng ta sẽ không cảm thấy đói khi nghỉ ngơi vào ban đêm. Nhưng khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, người ta sẽ cảm thấy đói nghiêm trọng. Nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng này là do lượng đường trong máu cực cao, lượng đường này cơ thể không tiêu hóa được, lúc này con người cần nhiều năng lượng để cung cấp hơn nhưng chất dinh dưỡng vào cơ thể lại có hạn nên con người sẽ cảm đói bụng.

Nói chung, lượng đường trong máu tăng lên không có lợi cho cơ thể, vì vậy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên chú ý đến những thay đổi tinh vi khác nhau của cơ thể. Đặc biệt là khi bạn đang ngủ vào ban đêm, nếu bạn cảm thấy cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng trên thì chứng tỏ lượng đường huyết trong cơ thể bạn đã bị vượt quá mức nghiêm trọng và cần đến bệnh viện để khám kịp thời.

Người có lượng đường máu cao, nhất định nên thực hiện 2 việc sau để tránh tình trạng bệnh trầm trọng hơn

1. Tập thể dục đều đặn

Theo các nghiên cứu, tập thể dục phù hợp có thể tăng cường dung nạp glucose và giữ cho lượng đường huyết trong cơ thể ở trạng thái ổn định hơn. Tập thể dục cũng có thể tăng cường tất cả các khía cạnh chức năng của cơ thể, rất có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu và giúp các tế bào tiểu đảo trẻ hóa.

Nó cũng có thể trì hoãn sự xuất hiện của một số của một số biến chứng của bệnh tiểu đường. Do đó, những người có lượng đường trong máu cao có thể duy trì lượng đường trong máu của họ thông qua đi bộ nhanh, chạy và các bài tập khác.

2. Ăn uống bừa bãi

Đường huyết liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, nếu hàng ngày bạn ăn uống bừa bãi thì đương nhiên lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt. Trong cuộc sống, không chỉ có hàm lượng đường cao trong các loại bánh kẹo mà còn tồn tại nhiều "đường tiềm ẩn" trong các thực phẩm như đồ uống đóng chai, các loại trà sữa, nước hoa quả...

Ăn nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, rất bất lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/co-4-hien-tuong-nay-khi-ngu-thi-co-the-luong-duong-trong-mau-cua-ban-dang-cao-can-lam-2-viec-de-tranh-benh-tram-trong-20210616172809449.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY