Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cô giáo qua đời ở tuổi 29 vì bệnh tiểu đường dù không ăn đồ ngọt, bác sĩ nói nguyên nhân do món ăn khoái khẩu này

Mặc dù đã bỏ đồ ngọt và chất béo sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nhưng cô giáo 29 tuổi vẫn qua đời vì căn bệnh này do ăn loại thực phẩm này thường xuyên.

Giai Giai (tên nhân vật đã thay đổi) là một giáo viên dạy cấp 2 ở Trung Quốc. Năm nay cô mới 29 tuổi và cô làm việc rất chăm chỉ, soạn giáo án tới nửa đêm là chuyện bình thường.

Cách đây khoảng 6 tháng, trong một lần khám sức khỏe, Giai Giai được phát hiện có lượng đường trong máu cao, bác sĩ dặn cô phải chú ý làm việc và nghỉ ngơi, tránh ăn đồ ngọt và hạn chế chất béo. Để có một cơ thể khỏe mạnh, Giai Giai cũng nghe theo lời khuyên của bác sĩ, kiểm soát chế độ ăn uống của mình cũng như cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, cách đây khoảng một thời gian ngắn, cơ thể của Giai Giai bỗng có vài điểm bất thường. Cụ thể, cô thường xuyên khát nước, uống nhiều nước mà cảm giác khát nước vẫn không hề thuyên giảm, số lần đi tiểu ngày càng nhiều. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên chóng mặt và đau đầu.

Giai Giai đã qua đời ở tuổi 29 vì bệnh tiểu đường.

Một hôm, khi đang chuẩn bị cho tiết học trong văn phòng giáo viên, Giai Giai đột nhiên rơi vào tình trạng hôn mê, đồng nghiệp nhanh chóng đưa cô tới bệnh viện cấp cứu và thông báo cho gia đình. Qua kiểm tra, lượng đường trong máu của Giai Giai đã lên tới 24,5mmol/L và cô được chẩn đoán mắc hội chứng hôn mê hyperosmolar (hôn mê do tiểu đường). Do tình trạng quá nguy kịch nên Giai Giai không qua khỏi, cô đã qua đời ở tuổi 29.

Tìm hiểu từ gia đình, bác sĩ biết được Giai Giai đã từ bỏ đồ ngọt và chất béo sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cô đặc biệt thích ăn khoai tây chiên, thậm chí còn ăn thay rau xanh. Các bác sĩ cho rằng, chính vì thói quen này mà tình trạng bệnh tiểu đường của Giai Giai mới trở nặng như vậy.

Bác sĩ cho rằng do Giai Giai ăn nhiều khoai tây chiên nên tình trạng tiểu đường của cô mới trở nặng, dẫn đến tử vong.

Theo nghiên cứu của trường Đại học Harvard, khoai tây chứa hàm lượng carbohydrate cao, cứ 100g khoai tây thì có 17,2g carbohydrate. Đặc biệt, sau khi chiên ở nhiệt độ cao, nó sẽ sinh ra các chất có hại như benzopyrene, đồng thời hàm lượng chất béo cũng cao nên người bị tiểu đường được khuyên không nên ăn nhiều.

Qua trường hợp của Giai Giai, bác sĩ nhắc nhở rằng dù rau rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn theo 3 cách sau đây thì rất dễ làm tăng đường huyết:

- Uống nước ép rau thay ăn rau xanh: Nước ép rau củ rất tốt cho sức khỏe, nhưng với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì không. Bởi lẽ, khi rau được ép ra thành nước, lượng chất xơ sẽ giảm xuống, không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

- Rau xào: Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng người mắc bệnh tiểu đường nên tránh xa món ăn này. Vì món rau xào chứa nhiều calo, ăn thường xuyên sẽ khiến chất béo trong cơ thể tăng lên, đồng thời khiến lượng đường trong máu tăng cao.

- Ăn nhiều củ quả: Các loại rau giàu tinh bột như khoai tây, khoai mỡ,… có lượng tinh bột ít hơn so với cơm, nhưng nếu ăn cả cơm và củ quả trong cùng một bữa thì lượng carbohydrate nạp vào cơ thể dễ dàng vượt quá tiêu chuẩn, không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Xem thêm:

Vết bầm tím trên khuỷu tay hóa ra là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/co-giao-qua-doi-o-tuoi-29-vi-benh-tieu-duong-du-khong-an-do-ngot-bac-si-noi-nguyen-nhan-do-mon-an-khoai-khau-nay-33289/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY