Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cơ hội mới cho người có bệnh về cơ xương khớp

Từ xa xưa, dân gian đã biết kết hợp sự diệu kỳ của nước với lá thuốc để chữa những bệnh liên quan đến xương khớp. Nhưng phương pháp này không được lưu truyền theo đường ghi chép chính thống mà lưu truyền chủ yếu dưới dạng truyền miệng. Không để phương pháp này bị mai một, gần đây y học hiện đại đã bắt tay vào nghiên cứu và áp dụng thành với cái tên khoa học là Thủy trị liệu.

Cơ chế hoạt động

Mặc dù trong điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh, cơ xương khớp… phương pháp thủy trị liệu chỉ đóng vai trò hỗ trợ, nhưng với cơ chế riêng nó đã mang lại những hiệu quả vô cùng to lớn.

Được ứng dụng dựa trên lực đẩy Archimedes, phương pháp thủy trị liệu giúp việc vận động của bệnh nhân về xương khớp trở nên dễ dàng hơn và áp lực nuớc tác động lên da giúp cơ thư giãn giống như được xoa bóp làm cảm giác đau đớn không còn. Đồng thời, các lớp da dưới tác dụng của dòng nước sẽ được làm mềm, và việc lấy đi các lớp mê chết, rồi các chất dịch khô bao phủ vết thương trở nên dễ dàng. Khi ấy bệnh sẽ mau khỏi hơn.

Tuyệt vời hơn nữa là phương pháp thủy trị liệu còn được ứng dụng dựa trên cơ chế nhiệt độ của dòng nước. Vì thế, khi muốn thư giãn hay giảm kích thích thần kinh, tăng tuần hoàn ngoại vi, tăng tiết mồ hôi người ta có thể ngâm mình trong nước nóng. Hay để giảm đau do chứng hàn cao, người bệnh có thể dùng nước lạnh trong điều trị. Cũng có trường hợp dùng kết hợp sự nóng lạnh từ nước để điều trị.

Tuy nhiên, tất cả việc điều trị theo cơ chế nào thì người bệnh nên làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.

Thủy trị liệu dùng trong những trường hợp nào?

1. Viêm khớp, thấp khớp

Những triệu chứng thường gặp ở người viêm khớp, thấp khớp là đau ở khớp bàn tay, bàn chân khi thời tiết thay đổi… Người bệnh sẽ dễ chịu hơn nhiều khi dùng phương pháp thủy trị liệu cùng bài thuốc đi kèm (gồm thạch xương bò, quế chi, thiên liên kiện, đại hồi) giúp các huyệt, khí huyết, tinh mạch lưu thông, cũng như cơ thể ấm nóng, mạch máu giãn ra, tăng lưu lượng tuần hoàn máu khiến các cơ khớp không còn căng, buốt. Thời gian thích hợp cho một lần thực hiện là 20-30 phút.

2. Rối loạn thần kinh thực vật

Đó là bệnh do sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Triệu chứng thường gặp là: ra mồ hôi tay, chân, loét dạ dày tá tràng, và buốt nhưng khi khám không tìm rõ được nguyên nhân.

Đối với chứng này, phương pháp thủy trị liệu cùng một số tinh dầu có trong quế, gừng sẽ giúp lưu thông máu tốt tinh, tạo cảm giác khoan khoái. Và khi hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm được cân bằng thì chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng không còn nguy hiểm nữa. Chỉ nên ngâm trong nước từ 10-30 phút/lần.

3. Bệnh ngoài da

Trình trạng ngứa, ghẻ, lở... gây khó chịu ngoài da cũng sẽ nhanh chóng được khắc phục khi dùng thủy trị liệu, mà không mất quá nhiều thời gian. (khoảng 30phút/lần)

Với sự kết hợp của các loại thảo dược như lá dâu, lá cứu, cúc hoa... trong thủy trị liệu không chỉ đem lại sự sảng khoái cho cơ thể, làm còn giúp da mịn màng. Bởi làn da sẽ mềm trong nước, chất cặn bã, các tế bào chết gây bệnh được lấy đi, và tinh dầu từ thảo dược thấm vào da, nuôi dưỡng làn da bạn.

4. Bại não ở trẻ

Khi trẻ bị chứng bại não ngoài các bài tập vật lý trị liệu, người ta có thể kết hợp cùng thủy trị liệu trong điều trị.

Những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bại não: quấy khóc nhiều về ban đêm, bú rất khó khăn, hay thường co gồng người, cũng như chậm phát triển vận động… Đó là do bị tổn thương thần kinh trung ương nên vận động khó khăn, não không kiểm soát được các cơ do nó điều khiển.

Vì thế, cho trẻ tập các bài tập dưới nước sẽ giúp giảm tình trạng gồng cứng do sức nước khiến các vận động trở nên mềm mại hơn. Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ, các bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện các bài tập trong nước lâu hay mau. Tuy nhiên, cũng không quá 30 phút/lần.

Ngoài ra, phương pháp thủy trị liệu còn được sử dụng để trị bệnh tiểu đường, béo phì, mất ngủ, cũng như suy yếu thể lực...

Chống chỉ định

Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu, khuyết điểm riêng, vì thế thủy trị liệu cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Để sử dụng hiệu quả phương pháp này, ngoài việc tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, thì những người bị chứng huyết áp thấp, cũng như huyết áp cao, phụ nữ có thai, người bị tim mạch, hay những người quá già yếu... không nên áp dụng thủy trị liệu để trị bệnh.

Nguyễn Dịu

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/co-hoi-moi-cho-nguoi-co-benh-ve-co-xuong-khop-22982/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY