Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương. Tình trạng này gây đau nhức và cứng khớp, hạn chế cử động khớp. Tuy không gây tử nhưng bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt do triệu chứng đau, tê, hạn chế cử động...
Thoái hóa khớp do đâu?
Một số nguyện nhân sau dấn đến bệnh thoái hóa khớp:
- Tuổi tác ngày càng cao thì các tế bào sụn với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm.
Có thể bạn chưa biết? - Khoảng 30% người trên 35 tuổi. - 60% người trên 65 tuổi. - 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh. - Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. - Sau tuổi 45, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1,5- 2 lần). |
- Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của khớp và cột sống.
- Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản hay làm thay đổi hình thái, tương quan của khớp và cột sống.
- Sự tăng trọng quá tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp...
- Do nội tiết: mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết...
Bệnh xảy ra ở đâu?
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những vị trí sau:
Cột sống thắt lưng: Hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa, khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống chân, như có luồng diện chạy từ trên xuống.
Cột sống cổ: Biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi ở phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Khớp gối: Người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật khác để đứng dậy; nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối.
Khớp háng: Người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu vì khớp háng chịu sức nặng cơ thể nhiều nhất.
Các ngón tay: Các cục bướu nhỏ, cứng xuất hiện tại điểm cuối của các đốt ngón tay, khiến ngón tay bị to và biến dạng, thô thiển, đi kèm cơn đau.
Điều trị thoái hóa khớp không khó
- Dùng các thuốc giảm đau - chống viêm
- Các bài thể dục cho từng vị trí thoái hóa
- Xoa bóp - kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động thụ động
- Điều trị bằng nước khoáng.
- Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình...
Phòng bệnh thoái hóa khớp đơn giản
- Chống các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vác, đẩy, xách, nâng...
- Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp.
- Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm.
- Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.
Theo chuyên đề
Sức khỏe gia đình (NXB Y học)
Chủ đề liên quan: