Vậy điều gì đã cướp đi cuộc sống của chúng ta? Thực tế, câu trả lời nằm trong cuộc sống hàng ngày của chính chúng ta. Nếu bạn không chú ý đến một số chi tiết trong cuộc sống và mắc phải những thói quen xấu sau đây, tuổi thọ của bạn đương nhiên sẽ bị rút ngắn lại.
1. Ăn khi đói
Nhiều người thường không ăn uống đúng giờ do công việc bận rộn. Tuy nhiên thức ăn chỉ lưu lại trong dạ dày khoảng 4-5 tiếng, đến khi chúng ta cảm thấy đói tức là dạ dày đã trống rỗng.
Thức ăn chỉ lưu lại trong dạ dày khoảng 4-5 tiếng, đến khi chúng ta cảm thấy đói tức là dạ dày đã trống rỗng. |
Lúc này, niêm mạc dạ dày sẽ bị dịch vị tự kích thích, gây viêm hoặc loét dạ dày, đồng thời sức đề kháng bệnh của cơ thể cũng yếu đi.
2. Chỉ uống khi thấy khát
Một số bạn không có thói quen uống nước lúc bình thường mà chỉ uống nước khi thấy khát. Thực tế, khi chúng ta cảm thấy khát, tức là cơ thể đã mất nước trầm trọng.
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc một giờ trước bữa ăn, uống một cốc nước có lợi rất lớn cho cơ thể. Cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ mắc chứng táo bón, tích nước thấp hơn đáng kể so với những người không uống nước thường xuyên.
Uống nước thường xuyên trong ngày còn có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
3. Ngủ khi mệt mỏi
Nhiều người cho rằng chỉ nên đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ. Trên thực tế, buồn ngủ là một dấu hiệu cho thấy não bộ đang khá mệt mỏi và không nên đợi đến lúc đó mới đi ngủ.
Thói quen đi ngủ đúng giờ không chỉ có tác dụng bảo vệ não bộ mà còn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm tình trạng mất ngủ. Đảm bảo rằng bạn ngủ đều đặn và ngủ không ít hơn 7 giờ một ngày để duy trì hoạt động bình thường của đồng hồ sinh học giấc ngủ.
4. Đi tiểu khi buồn quá mức
Nhiều bạn chỉ đi vệ sinh khi thấy rất rõ hiện tượng buồn tiểu. Làm như vậy vô cùng bất lợi cho sức khỏe. Nước tiểu tồn đọng lâu trong cơ thể dễ gây táo bón hoặc làm đầy bàng quang.
Các chất độc hại trong phân và nước tiểu được cơ thể tái hấp thu liên tục, rất dễ dẫn đến tình trạng tự đầu độc. Vì vậy, hình thành thói quen đi tiểu đúng giờ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trĩ, táo bón và các bệnh về đại trực tràng.
5. Chỉ giảm cân khi béo
Với sự nâng cao của mức sống và sự thay đổi trong lối sống, ngày càng có nhiều người dễ bị béo phì. Trên thực tế, bất kỳ phương pháp giảm cân nào hiện nay đều rất hạn chế.
Bởi vì giảm cân sau thực tế không bằng phòng ngừa trước, chúng ta có thể phòng ngừa trước khi thừa cân. Ví dụ, kiểm soát và điều chỉnh chế độ ăn uống, ngăn ngừa ăn quá nhiều, tăng cường vận động thể chất, v.v.
6. Chỉ chữa khi bị bệnh
Y học coi phòng ngừa như là tuyến phòng thủ đầu tiên. Khi bệnh đã mang vào người, thì đã gây hại cho cơ thể rồi. Lúc này, chi phí điều trị sẽ rất lớn.
Trên thực tế, trước khi hình thành bệnh đã có những tín hiệu, và trạng thái sức khỏe phụ mà chúng ta thường nói là dấu hiệu. Một khi cơ thể đã xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo, bạn phải chú ý. Việc đi khám chữa bệnh ngay cả khi không bị bệnh là vô cùng quan trọng đối với người từ độ tuổi trung niên.
Đây đều là những điều tưởng chừng rất đơn giản mà ai cũng phải làm trong ngày. Tuy nhiên để sống lâu và khỏe mạnh, bạn cần phải chú ý đến từng thói quen và thực hiện nó một cách khoa học.
Xem thêm:
Sự khác biệt giữa u nang và khối u là gì? Liệu đó có phải là ung thư không?
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: