Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đã nghe qua nhiều lần rằng nó tốt cho sức khỏe, nhưng liệu bạn có thật sự biết chất chống oxy hóa là gì?

Có lẽ bạn đã nghe hoặc đọc được cụm từ “chất chống oxy hóa” hàng trăm lần trên những bài báo hay quảng cáo về thực phẩm và dinh dưỡng ở đâu đó, nhưng liệu bạn có thật sự hiểu rõ: “nó là gì

Những điều ta cần biết về “chất chống oxy hoá”.

Quá trình oxy hóa là một phản ứng hoá học được diễn ra liên tục trong cơ thể, và mỗi khi xảy ra đều sẽ tạo nên các gốc tự do. Các gốc tự do này thực chất cũng có chức năng quan trọng đối với sức khỏe con người, như hỗ trợ các tế bào miễn dịch chống lại nguy cơ bị nhiễm trùng, tuy nhiên nó vẫn được xem là nguyên nhân chính khiến các tế bào động vật bị tổn thương, và dẫn đến tình trạng stress oxy hóa, nếu trong cơ thể xảy ra tình trạng mất cân bằng oxy hoá - tức các gốc tự do chiếm nhiều hơn tỷ lệ các hợp chất chống oxy hoá.

Quá trình cho thấy các gốc tự do tấn công tế bào khỏe mạnh, tạo nên hiện tượng stress oxy hóa (Ảnh: Internet)

Một khi cơ thể bị thiếu hụt các chất chống oxy hoá, sự phát triển của các gốc tự do sẽ thúc đẩy sự stress oxy hóa, gây ra những loại bệnh ác tính bao gồm ung thư, tiểu đường, tim mạch, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson, đồng thời sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lão hoá thông thường của con người. Đó là nguyên nhân vì sao chất chống oxy hoá lại quan trọng với chúng ta.

Về mặt lý thuyết, chất chống oxy hoá là một dạng phân tử cũng có thể được tái tạo bởi cơ thể (nhưng không quá nhiều), có chức năng làm chậm, ức chế hoặc ngăn chặn quá trình oxy hóa diễn ra quá nhanh do các gốc tự do gây nên. Nhìn chung, hợp chất này được xem như một vệ sĩ, ngoài việc bảo vệ tế bào khỏe mạnh, nó hỗ trợ duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.

Đâu là nguồn thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa hàng đầu và ứng dụng của nó trong từng nhóm thực phẩm là gì?

Có thể nói, chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự tồn tại của mọi sinh vật. Trong thực vật, động vật, cũng như tất cả các dạng sinh vật sống khác, đều có khả năng tự chống lại các gốc tự do và tác hại của quá trình oxy hóa. Do đó, trong chúng đều chứa chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, chất chống oxy hoá trong nhóm thực vật sẽ mang lại hiệu quả hàng đầu cho cơ thể.

Thức tế thì có tới hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn nhóm thực vật chứa các chất hoạt động như chất chống oxy hóa, từ vitamin C đến flavonoid và polyphenol, do đó, không khó để tìm được các loại thực phẩm này. Nhưng theo lời của các chuyên gia, vitamin C và vitamin E là một trong những chất chống oxy hóa thiết yếu nhất, thường được tìm thấy ở quả mọng (mâm xôi, việt quất, dâu tây, nho, anh đào) ca cao, thảo mộc và gia vị, đậu, atisô, táo, các loại hạt, rau lá xanh đậm, cà phê và trà, ngũ cốc nguyên hạt, cà chua , khoai tây và khoai lang, bơ và lựu.

Hợp chất chống oxy hoá này thường được tìm thấy nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, giàu chất xơ (Ảnh: Shutterstock)

Nên bổ sung hợp chất chống oxy hoá như thế nào là hợp lý?

Việc bổ sung hợp chất chống oxy hóa cho cơ thể là một điều rất cần thiết. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hướng đến nhiều nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật với màu sắc khác nhau hơn, để nhận được nhiều hơn không chỉ là chất chống oxy hoá, mà còn là vitamin, khoáng chất và cả chất xơ.

Hàm lượng 400gr chất xơ ở mỗi bữa ăn chính, cùng một quả táo, hoặc một nắm việt quất / mâm xôi ăn kèm với sữa chua tại bữa ăn nhẹ là đã nạp đủ hàm lượng những chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể bạn cần.

Tuy nhiên, bạn không nên cố gắng đặt nặng tâm lý phải nạp được càng nhiều chất chống oxy hoá càng tốt, điều đó có thể làm phản tác dụng của nhóm hợp chất này và gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe. Thực tế, việc hấp thụ quá nhiều chất chống oxy hóa có thể tạo các phản ứng độc hại và thậm chí có thể thúc đẩy hơn là ngăn ngừa tổn thương oxy hóa - một hiện tượng được gọi là “nghịch lý chống oxy hóa”.

Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng liều lượng chất chống oxy hóa cao làm tăng nguy cơ tử vong. Vì lý do này, hầu hết các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên tránh bổ sung chất chống oxy hóa liều cao, vốn thường có trong các loại thực phẩm chức năng, thay vào đó nên chọn bổ sung chất chống oxy hóa qua thức ăn hơn là thực phẩm chức năng.

Nhìn chung, chất chống oxy hóa là hợp chất có ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe chúng ta, tuy nhiên, sự thiếu hụt hay thừa thãi quá mức đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Mặt khác, khi biết mình đang gặp tình trạng mất cân bằng oxy hoá, bạn không nên vội vàng dùng các thực phẩm chức năng để bổ sung hợp chất một cách quá mức. Tốt nhất là bạn nên tuân theo một chế độ ăn uống nhiều rau và trái cây, cùng với các thói quen lành mạnh khác để có thể hấp thu các chất chống oxy hóa một cách tối ưu.

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/da-nghe-qua-nhieu-lan-rang-no-tot-cho-suc-khoe-nhung-lieu-ban-co-that-su-biet-chat-chong-oxy-hoa-la-gi-32939/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY