Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đái tháo đường thai kỳ: Thuốc nào cho bà bầu?

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là thuật ngữ chỉ hiện tượng xuất hiện bệnh đái tháo đường trong khi mang thai. ĐTĐTK thường xuất hiện trong 3 tháng đầu mang thai và kéo dài hết thời kỳ thai nghén. Bệnh có thể tự mất đi hay tiếp tục kéo dài là tùy vào thể trạng mỗi người. Các trường hợp xuất hiện đái tháo đường rước hoặc sau thời kỳ mang thai đều hông được xem là ĐTĐTK.

Thời điểm tầm soát đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ

- Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường (đối với ĐTĐ chưa được chẩn đoán trước đây) tại lần khám thai đầu tiên đối với những người có các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ, sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ tại Điểm a, b, d của mục 1, phần II (không áp dụng tiêu chuẩn về HbA1c).

- Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

- Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường thật sự (bền vững): ở phụ nữ có ĐTĐTK sau khi sinh từ 4-12 tuần. Dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và các tiêu chuẩn chẩn đoán không mang thai phù hợp trên lâm sàng. Sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường tại Điểm a, b, d của mục 1, phần II (không áp dụng tiêu chuẩn về HbA1c).

- Ở phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện sự phát triển ĐTĐ hay tiền ĐTĐ ít nhất mỗi 3 năm một lần.

- Phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK, sau đó được phát hiện có tiền đái tháo đường cần được điều trị can thiệp lối sống tích cực hay metformin để phòng ngừa đái tháo đường.

Tầm soát và chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ: có thể thực hiện một trong 2 phương pháp sau:

Phương pháp 1 bước (one-step strategy)

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (75-g OGTT): đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Chẩn đoán ĐTĐTK khi bất kỳ giá trị glucose huyết thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:

- Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)

- Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)

- Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Phương pháp 2 bước (two-step strategy):

- Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống tải glucose 50 gam (glucose loading test: GLT): Uống 50 gam glucose (trước đó không nhịn đói), đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ, ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.

- Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g (100-g OGTT): Nghiệm pháp phải được thực hiện khi bệnh nhân đang đói: Bệnh nhân nhịn đói, uống 100 gam glucose pha trong 250-300ml nước, đo glucose huyết lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, sau khi uống glucose.

Chẩn đoán ĐTĐTK khi ít nhất có 2 trong 4 giá trị mức glucose huyết tương bằng hoặc vượt quá các ngưỡng sau đây:

3 biến chứng đáng ngại

Đái tháo đường trong thai kỳ nếu không được điều trị sẽ gây ra biến chứng y hệt như bệnh đái tháo đường thông thường. Trong đó có ba biến chứng đáng ngại nhất là: Đái tháo đường của con: Do hiện tượng kháng insulin trong mang thai liên quan tới một số hormone thai kỳ cho nên người ta cũng lo ngại các chất này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi; gây ra hậu quả tương tự sau khi đứa trẻ được sinh ra.

Kết quả theo dõi kéo dài cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị đái tháo đường thì có nguy cơ bị béo phì và đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.

Sản giật: Tất cả những bà mẹ mang thai bị đái tháo đường mức độ nặng đều có nguy cơ bị sản giật. Một phần do nồng độ đường huyết quá cao, con đường chuyển hóa thay đổi theo hướng tạo ra nhiều thể ceton nên dễ gây ra sản giật thai kỳ.

Tử vong con sau sinh: Nhiều ca bệnh sau sinh cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra từ mẹ bị đái tháo đường thai kỳ không kiểm soát thì hệ miễn dịch rất yếu. Chúng dễ bị viêm phổi sau sinh. Nhiều đứa trẻ bị tử vong sau sinh do một hoặc nhiều yếu tố tác động: viêm phổi sơ sinh, đẻ non, chậm phát triển…

Bởi vậy, đối với đái tháo đường thai kỳ, việc điều trị là cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc ngay từ đầu. Hãy điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập trước (vì đái tháo đường trong thai kỳ tương tự như đái tháo đường tuýp 2). Theo dõi trong 2 tuần, nếu chỉ số đường máu không trở lại bình thường mới dùng đến thuốc.

Bà bầu dùng thuốc nào?

Trên thị trường tân dược hiện nay có khá nhiều loại thuốc trị đái tháo đường nhưng không phải loại nào cũng có thể dùng điều trị đái tháo đường thai kỳ. Hiện tại chỉ có 3 loại được phép sử dụng.\:

1. Insulin

Insulin thực chất là một loại hormone, có tác dụng hạ đường máu rất hiệu quả. Cũng vì tác dụng mạnh nên nếu dùng quá liều có thể gây ra phản ứng ngược, gây tụt đường huyết dưới mức cho phép. Tuy nhiên, đối với đái tháo đường thai

kỳ thì đây là phương án an toàn nhất. Bởi nó không thể đi qua hàng rào nhau thai nên chỉ có tác dụng đối với mẹ mà không gây hại cho thai nhi, nhờ vậy có thể tránh được các biến chứng. Các tác dụng phụ đáng sợ trên thai như tụt đường huyết, quái thai, dị dạng đều không xuất hiện.

2. Glyburid

Glyburid là thuốc điều trị đái tháo đường thuộc họ sulfonylurea. Tác dụng chính của Glyburid là làm tế bào tụy tăng khả năng tiết ra insulin. Vì thế mà nồng độ insulin trong cơ thể được tăng cao, giúp hạ đường máu. Đây cũng là loại thuốc ít qua hàng rào nhau thai, được xem là an toàn với thai nhi vì không gây ra quái thai, dị dạng, chậm phát triển và tụt đường huyết thai nhi.

Tuy có tác dụng tiết ra insulin ở thai nhi, làm hạ đường máu của thai nhi nhưng biến cố này rất ít gặp. Song để đảm bảo an toàn, nếu bắt buộc phải dùng thuốc, bà bầu chỉ nên dùng thuốc này từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi.

3. Metformin

Metformin thuộc nhóm thuốc chống kháng insulin nên rất có giá trị với hiện tượng kháng insulin trong thời kỳ mang thai. Những biến cố đáng ngại của thuốc uống chống đái tháo đường trong thai kỳ đều ít gặp ở Metformin. Vì thế nó là thuốc được chỉ định dùng trong thai kỳ nếu cần thiết. Độ an toàn của thuốc này đã được kiểm chứng trên động vật với liều dùng là 600mg (cao gấp đôi trên người) và không tìm thấy các biến chứng thai kỳ cho cả mẹ lẫn con.

Với Metformin, người dùng cũng không cần lo lắng về hiện tượng giảm đường huyết trong thai nhi. Vì thuốc chỉ có tác dụng chống kháng insulin nên không làm tăng nồng độ insulin (chất duy nhất có khả năng làm hạ đường huyết) trong máu. Biến cố hạ đường huyết nhờ thế rất ít xảy ra.

Tuy nhiên, các bà bầu cần cực kỳ cẩn trọng khi điều trị dài ngày với loại thuốc này. Bởi nó có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa nang sau khi dùng dài ngày.

BS. Cao Hồng Phúc

(Học viện Quân y)

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/dai-thao-duong-thai-ky-thuoc-nao-cho-ba-bau-13728/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY