Đàn bà thơ là "sân chơi chữ" xuất phát từ một nhóm thơ của những người phụ nữ yêu thơ trên mạng lên tới 600 tác giả. Sau hai năm thì nhóm quản trị thơ có ý tưởng tập hợp tác phẩm in thành một tập thơ để lưu giữ, làm kỷ niệm. Hành trình thơ từ ảo trên mạng được kéo xuống trang giấy cũng giống như cách làm của nhiều người cầm bút.
Đàn bà thơ gồm 65 tác giả, trong đó có nhà thơ thành danh tên tuổi như đoàn thị tảo, đinh thị thu vân, lê thị kim, bùi kim anh... lại có người chưa từng có thơ đăng tải… ở mọi miền đất nước, mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh. thậm chí tất cả còn chưa từng gặp nhau, nhưng trên hết họ gặp nhau ở một điểm chung là yêu thơ, muốn được gặp nhau, muốn được giãi bày những tâm sự, những nỗi niềm rất đàn bà trên trang viết. ở đó có thể là câu chuyện tình yêu với biết bao nhớ nhung tiếc nuối, những đau khổ tan vỡ mong manh, là tâm sự nói với chồng, với con, cả những long đong lận đận đường đời, là tình cảm giãi bày với quê hương, là trăn trở với thơ ca khi đặt bút khai sinh hình hài cấu tứ…
Bìa tập thơ đàn bà thơ (ảnh: bùi thanh hà)
Có lẽ bởi vì những người đàn bà họ đã quá hiểu thơ không phải là chỗ để mưu sinh, càng không phải là chỗ là mưu cầu bất cứ thứ vật chất gì ngoài nỗi niềm. họ kể câu chuyện của nỗi niềm, tâm sự riêng mình đến những người bạn để đồng cảm, nương tựa, hoặc chia sẻ. sự giãi bày đó không phải để nhận lại những lời khuyên thay sự xoay chuyển cho số phận mà có lẽ chỉ đơn giản là để thấy mình được giãi bày, được kể câu chuyện của mình mà biết chắc vẫn có người đang kiên nhẫn lắng nghe, chia sẻ với mình. với đàn bà, nhiều khi chỉ cần thế là đủ.
Cầm trên tay cuốn "Đàn bà thơ" người đọc bỗng nhận ra ở đó ai cũng bình đẳng, mọi ranh giới tuổi tác, địa vị đều bị xóa nhoà, thậm chí cả cái tôi – thứ cố hữu của những người cầm bút dường như cũng "nhường lại" cho sự bình đẳng. Thứ tự xuất hiện không phải phân chia theo kiểu "chiếu trên, chiếu dưới" mà theo bảng chữ cái. Tác giả tự lựa chọn thơ của mình mà không có bất cứ sự áp đặt nào.
Trong thời buổi thơ không bán được nhưng vẫn không làm giảm đi số lượng người làm thơ và in thơ. Cùng với đó xuất hiện những tập thơ nhiều tác giả được gọi là "tuyển thơ", mà người đọc không khó phát hiện đó là "độn thơ". Một vài tác giả tên tuổi bên cạnh những tác giả mới cầm bút để làm sang cho sự mới mẻ đó. Nhưng ở "Đàn bà thơ" những nhà thơ tên tuổi "đứng cùng" với nhiều cái tên còn khá mới lại khiến người đọc cảm nhận đây không phải là sự "làm sang" cho nhau. Họ cùng dắt tay nhau để ngồi xuống và xóa nhòa mọi ranh giới để làm chỗ dựa tinh thần, cùng đồng cảm, lắng nghe nhau, chia sẻ cho nhau một câu chuyện bằng thơ.
Nhà thơ bùi kim anh từng nói rằng: thơ là bầu trời tâm sự, là khát khao sự giải thoát đời sống hàng ngày. thơ không biết nói dối. chị em đã bộc lộ giãy bày nỗi niềm của mình qua thơ. thơ của chị em không là sự sắp đặt của những ý tưởng con chữ. nó có thể còn vụng về nhưng chân thực. nó có thể bình thường nhưng là tâm hồn, tình cảm của người đàn bà trải lòng trong thơ.
Có nhà văn từng nói rằng, khi đọc văn chương của ai đó, ngoài nghệ thuật cấu tứ thì họ còn có thể nhìn ngắm tâm hồn hay thế giới nội tâm của người cầm bút. với đàn bà thơ, người đọc có thể tìm được những bài thơ hay, có thể ngạc nhiên với đôi câu thơ hay cái tứ của một cây bút mà tên tuổi còn khá mới lạ. nhưng ngay cả những bài thơ chưa thật tròn trịa cũng không khiến người đọc thất vọng hay đưa lên bàn cân nghệ thuật. bởi họ cảm nhận thấy sự chân thành cũng như nội tâm, họ tìm thấy một câu chuyện của tác giả thật đằm thắm, sâu thẳm bên trong. mà nếu không có thơ, không qua thơ thì chúng ta khó lòng biết được bí mật của câu chuyện ấy.
Hà Anh