Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đau họng khi chuyển mùa: Hiểu đúng để chữa lành

Các thống kê cho thấy, có tới hơn 80% dân số bị đau họng ít nhất 1 lần mỗi năm và thường vào thời điểm giao mùa như thời gian này. Khi cơn đau họng xuất hiện, nó sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng tương tác của chúng ta với mọi người…

Mới đây, bác sĩ Trần Quốc Khánh - Khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) đã chia sẻ những điều cơ bản nhất về bệnh lý này để mọi người hiểu và cùng dự phòng.

Đau họng không phải như nhiều người vẫn nghĩ là do thời tiết, nguyên nhân chính gây đau họng là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Thời tiết lạnh, hanh, khô, độ ẩm thấp… là yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình viêm nhiễm này của chúng ta. Vì vậy, mỗi khi chuyển mùa, mọi người thường đau họng, đặc biệt người già và trẻ em.

Đa số các trường hợp đau họng sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày mà không cần đến khám tại các cơ sở y tế. Tuy vậy chính trong quãng thời gian này chúng ta cần hiểu biết để thực hành những nội dung giúp bảo vệ sức khỏe đường hô hấp của chính mình.

Đau họng không phải như nhiều người vẫn nghĩ là do thời tiết, nguyên nhân chính gây đau họng là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Bác sĩ Khánh khuyên rằng, để giữ sức khỏe đường hô hấp được tốt trong những ngày thời tiết thay đổi hoặc trở lạnh, chúng ta nên chú ý những điều sau:

- Uống nhiều nước lọc ấm và bổ sung thêm nước trái cây nhiều vitamin như nước cam, chanh, bưởi, mật ong…

- Hạn chế tối đa đồ ăn, nước uống quá nóng hoặc quá lạnh.

- Giữ ấm vùng họng khi ra ngoài hoặc đêm nằm ngủ (Có thể sử dụng khăn quàng cổ mỏng).

- Thuốc súc họng sẽ giúp “kéo” chất nhầy ra khỏi vùng hầu họng, giảm cảm giác khó chịu. Chú ý là sau khi súc họng thuốc còn tồn tại trong miệng tầm 5%, nên mọi người cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc theo lời khuyên từ bác sĩ, tránh lạm dụng vì có thể gây mất cân bằng pH vùng họng.

- Thuốc xịt họng cũng có thể mang theo bên mình để xịt trực tiếp vào vùng hầu họng tuy vậy thường thuốc sẽ trôi đi rất nhanh do phản ứng nuốt nước bọt của chúng ta. Hơn nữa, việc thường xuyên phải bỏ khẩu trang + há miệng (để xịt) giai đoạn này tại nơi công cộng hay cơ quan cũng có phần bất tiện.

- Viên ngậm giúp thuốc tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài lên vùng cổ họng có thể giải quyết được những nhược điểm của 2 phương pháp trên. Đa số các loại kẹo ngậm hiện nay chỉ chứa tinh chất bạc hà vị the gây tê nhẹ mô họng giúp giảm đau tạm thời mà chưa thể loại trừ nguyên nhân chính gây đau họng là nhóm virus, vi khuẩn.

Đa số các trường hợp đau họng sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày mà không cần đến khám tại các cơ sở y tế.

Mặc dù viêm họng không quá nguy hiểm nhưng trong những trường hợp sau, chúng ta nên đi gặp bác sĩ:

- Đau họng kéo dài trên 3 ngày và có dấu hiệu tăng nặng lên.

- Sốt cao trên 39 độ C.

- Nuốt, thở, mở miệng khó khăn.

- Đau lan sang tai, đau đầu, cứng cổ gáy.

Đau họng dù không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Vì vậy, tốt nhất là mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh để giữ cho sức khỏe đường hô hấp tốt hơn, đẩy lùi bệnh tật kể cả khi giao mùa, thời tiết thay đổi.

Xem thêm:

Tại sao kết quả xét nghiệm COVID-19 được thực hiện vào ban ngày lại khác với ban đêm?

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/dau-hong-khi-chuyen-mua-hieu-dung-de-chua-lanh-32569/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY