Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Để Tết vui mà vẫn khỏe

Rất nhiều người mang nỗi sợ vào dịp Tết, không gành nặng về tiền bạc gia đình thì lại là ăn uống nhậu nhẹc suốt. Vậy để xua tan những điều này và biến nỗi sợ thành niềm vui mội người nên chú ý một số vấn đề sau:


TRƯỚC KHI DỰ TIỆC

1. Ăn “tráng” bụng

Đi tiệc chắc chắn bạn sẽ phải uống rượu, bia dù có thể chỉ là “nhấp môi”. Do đó, nếu không muốn làm hại bao tử, bạn nên ăn một chút gì đó nhẹ nhàng để “tráng” bao tử, tốt nhất là các loại phô mai, sữa tươi hoặc các loại tinh bột như bánh mì, cơm… để tạo nên một lớp lót bảo vệ, vừa giúp bạn lâu “xỉn” hơn vừa không hại dạ dày.

2. Uống nhiều nước

Trước và các cuộc nhậu, bạn nên uống nhiều nước bởi lượng nước này vào cơ thể sẽ pha loãng lượng rượu bạn uống vào và lọc chúng nhanh hơn ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, bia rượu cũng làm cho cơ thể mất nước, vì thế việc bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp bạn tránh tình trạng mệt mỏi sau khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau.

Nếu ngại uống nước lọc bạn có thể thay thế bằng nước ép trái cây, sữa đậu nành hay cháo rau nhẹ nhàng, chúng cũng có thể giúp bạn hạn chế tác hại của rượu bia. Sữa chua cũng có tác dụng tương tự. Trước mỗi cuộc liên hoan, bạn hãy uống những loại nước này sẽ giúp dạ dày của bạn khoẻ hơn và “chống chịu” được những lời mời bia rượu.

Ảnh minh họa

TRONG KHI DỰ TIỆC

1. Kiểm soát lượng bia rượu uống vào

Cơ thể mỗi người đều có sức chịu đựng khác nhau đối với bia rượu. Bạn hãy tự nhận biết giới hạn say xỉn của mình, biết được khả năng uống của mình để kiểm soát tốc độ uống cũng như số lượng bia rượu uống vào.

Ngoài ra yếu tố sức khỏe hoặc tình trạng no-đói khi uống rượu cũng làm ảnh hưởng đến giới hạn say xỉn của bạn. Vậy nên hãy cẩn thận, đừng tự tin vào giới hạn thường ngày của mình, mà hãy nên uống thật chậm và có chừng mực.

2. Chọn đồ uống ít cồn

Bạn có thể chọn các loại thức uống nhẹ nhàng, ít cồn như rượu vang, kocktail, mocktail hoặc đồ uống không cồn mà vẫn có thể “cụng li ầm ầm” được với mọi người chẳng sao.

3. Hạn chế các món béo, cay

Đa phần các bữa tiệc sẽ có nhiều món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn mặn, cay cay (đặc biệt vào mùa lạnh của miền Bắc). Tuy nhiên, vào những ngày cuối năm, nếu ăn quá nhiều các món như vậy càng khiến bạn mệt mỏi hơn và về lâu dần sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày.

Do đó, trong các buổi liên hoan, bạn nên chọn các món hấp, luộc, hầm. Có thể chọn 1 chai rượu vang khai vị thay cho đồ uống khác. Và cuối cùng, chọn các món hoa quả có độ acid nhẹ để dễ tiêu hoá.

4. Ăn ít đồ hải sản

Nạp quá nhiều các thực phẩm chế biến từ thuỷ hải sản trong nhiều ngày liên tục chỉ làm tăng gánh nặng cho các cơ quan chịu trách nhiệm giải độc cho cơ thể, bởi những thực phẩm này dễ chứa nhiều kim loại nặng. Các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, đau dạ dày có thể xảy ra khi bạn ăn quá nhiều đồ hải sản. Vì vậy, trong những cuộc liên hoan, hãy kiểm soát đừng ăn quá 3 loại thuỷ hải sản và mỗi bữa không quá 200g.

5. Cân bằng dinh dưỡng

Tất nhiên bạn không nên kiêng hết tất cả các chất béo, nhiều đạm trong các bữa liên hoan, thay vài đó bạn nên chọn các món cân bằng dinh dưỡng đầy đủ chất đạm, chất xơ, chất béo... sẽ hợp lý và tốt cho cơ thể hơn.

Ảnh minh họa

SAU KHI DỰ TIỆC

1. Giải độc cơ thể

Chanh là một gợi ý hoàn hảo cho bạn giúp lấy lại thần sắc sau mỗi cuộc nhậu nhẹt. Vắt nửa quả chanh vào một ly nước và uống. Bằng cách này, nước chanh sẽ giúp cơ thể lấy lại được sự cân bằng hóa học và đào thải các độc tố cũng như làm tiêu tan các chất béo.

Ngoài ra, trong thiên nhiên có nhiều loại trà giải độc rất tốt như trà gạo lứt, trà xanh… bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng chúng.

2. Bổ sung nước

Nước là thành phần không thể thiếu của quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Không những thế, uống nhiều nước sau đợt ăn uống thả phanh sẽ giúp cơ thể cân bằng lượng muối nạp vào đồng thời có thể “tống khứ” những chất tồn đọng bị tích tụ trong các dịp lễ.

3. Ăn chất xơ

Chất xơ chính là thành phần quan trọng nhất hệ tiêu hóa cần được bổ sung sau những ngày tiệc tùng liên miên. Việc bổ sung chất xơ giúp đường ruột bạn được bôi trơn và “tập luyện” sau những ngày bị trì trệ vì thức ăn nhiều chất.

Hãy bổ sung chất xơ từ các nguồn tự nhiên như hoa quả, rau củ và ngũ cốc thô; tuyệt đối không ăn chất xơ từ những thực phẩm chế biến sẵn nếu không muốn phản tác dụng thanh lọc cơ thể.

4. Ngủ đủ giấc

Hãy cố gắng điều chỉnh lại thói quen ngủ sau những ngày ăn chơi. Cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc hỗ trợ não bộ làm việc hiệu quả hơn.

Ảnh minh họa

5. Chạy bộ

Chỉ cần một vài ngày ăn uống quá mức nhưng vận động quá ít có thể gây tác hại lâu dài cho cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh tại ĐH. Bath đã khẳng định có thể giảm bớt tác hại do những bữa ăn thịnh soạn liên tiếp gây ra vào những ngày nghỉ liên tục như dịp cuối năm bằng cách tập thể dục cường độ cao trong buổi tập khá lâu.

Theo đó, tác động tiêu cực của những bữa ăn nhiều quá mức không được biểu hiện trong cơ thể của những người chạy bộ 45 phút/ngày. Ngược lại, ở người không tập luyện, lượng đường huyết cao và các tế bào mỡ được phát hiện rất nhiều tại những gen liên quan đến những chuyển hóa không lành mạnh trong cơ thể .

H.Q

Theo tư vấn của Bác sĩ CKII, TTƯT Nguyễn Thúy Lan

Phòng khám đa khoa chất lượng cao Dr.Binh Tele_ Clinic

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/de-tet-vui-ma-van-khoe-20782/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY