Kinh tế xã hội hôm nay

Đi cũng dở, ở không xong

(PetroTimes) - Đã quá thời hạn 10 ngày, hai chung cư cũ nát trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội (G6a Thành Công và nhà A Ngọc Khánh) vẫn chưa có báo cáo kế hoạch di dời khẩn cấp theo yêu cầu của thành phố. Trước đó, TP Hà Nội đã công bố danh sách các khu chung cư cũ xuống cấp gây nguy hiểm phải di dời khẩn cấp. Tuy nhiên, đến nay việc xác định mốc thời gian di dời vẫn còn lúng túng.

Người dân yên tâm mới được

Theo kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm của 42 chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn tp hà nội thì các tòa nhà g6a thành công (phường thành công, quận ba đình) và tòa nhà a ngọc khánh (phường ngọc khánh, quận ba đình) thuộc vào mức độ nguy hiểm d (d là mức nguy hiểm nhất). theo đó, những cư dân sống trong các tòa nhà này sẽ được di dời để ubnd tp hà nội tiến hành sửa chữa hoặc xây mới các tòa nhà trên. hiện tại, trước thông tin này, những cư dân đang sinh sống trong các tòa nhà này tỏ ra khá hoang mang.

Nhà G6A - một trong hai chung cư nguy hiểm nhất Hà Nội hiện nay

Theo ghi nhận của phóng viên, tại Tòa nhà G6A Thành Công sau khoảng 30 năm sử dụng đã xuống cấp trầm trọng. Phần tiếp giáp giữa các đơn nguyên của tòa nhà càng ngày càng tách xa nhau. Tòa nhà này có 5 tầng nhưng đều bị rạn nứt, lún nghiêm trọng. Phần tiếp giáp giữa các phòng xuất hiện vết nứt khá lớn, một số người dân đã gia cố bằng cách trám xi măng. Đặc biệt, tại khu vực cửa số 2 của tòa nhà phần nóc tầng 1 đã bị bong tróc bê tông để lộ ra những khung sắt hoen rỉ rất nguy hiểm. Bên trong tòa nhà, các mảng vữa trên tường cũng bị bong tróc nham nhở, đường dây điện chạy trong tòa nhà cũng bị xuống cấp trầm trọng.

Anh Vũ Minh Tuấn (40 tuổi, trú tại phòng 505, G6A Thành Công) chia sẻ: “Thú thực là khi ở trong chung cư xuống cấp gia đình cũng có chút bất an. Nơi ở an toàn, sạch sẽ văn minh hơn thì ai chả muốn, nhưng chính quyền phải có những chính sách tạo điều kiện để làm sao người ta đi người ta yên tâm. Hiện nay, các hộ dân chúng tôi chưa muốn di dời vì chưa rõ việc trả giá nhà như thế nào, di dời đi đâu, sau khi xây xong có được về không (?)”.

Bà Nguyễn Trúc Loan (63 tuổi, trú tại phòng 208, G6A Thành Công) cũng chia sẻ: “Nhà tôi mấy thế hệ sinh sống hơn 20 năm ở đây rồi, đang ở chỗ gần gũi, bảo đi ở nơi xa thì ai chịu. Nói chung dời đi cũng được, nhưng dời đi phải bảo đảm những quyền lợi cơ bản cho chúng tôi. Nhà xuống cấp thì ai cũng muốn ở chỗ cao ráo, vững chắc nhưng bà con muốn biết họ xây bao nhiêu tầng, bao giờ xây, bao giờ xong? Bây giờ đi hẳn hay là mai kia xây xong lại về?”.

Các vết nứt lớn xuất hiện rất nhiều trên tường các ngôi nhà chung cư cũ

Cũng như bà Loan, nhiều hộ dân sinh sống tại đây bày tỏ nguyện vọng không muốn di chuyển vì… nhớ nhà. “Chúng tôi đã gắn bó ở đây từ năm 1981 đến nay. Mọi người ở đây quý mến, yêu thương nhau và cuộc sống rất bình thường, ổn định. Vị trí tòa nhà thì gần chợ, gần trường nên chẳng ai muốn đi cả”, một số người dân bày tỏ.

Chính vì những vướng mắc chưa có lời giải, nên mặc dù UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng và UBND quận Ba Đình cần bố trí nhà tạm cư và khẩn trương có phương án di dời các hộ dân đang sinh sống tại 2 khu chung cư nói trên và báo cáo kết quả trước ngày 20-2-2016 nhưng đến nay vẫn chưa xác định được mốc thời gian di dời.

Ông Nguyễn Đức Tích - Tổ trưởng tổ dân phố số 27, phường Ngọc Khánh cho biết: Hiện mới nhận được thông báo từ phường Ngọc Khánh về nội dung các hộ dân tự tháo dỡ các phần cơi nới, còn riêng việc di dời thì không thấy nhắc tới. Lý do được ông Tích và nhiều cư dân đưa ra do yêu cầu thực tế chưa được đáp ứng nên người dân không muốn đi.

Còn ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho hay: Đến thời điểm hiện tại đã thông báo đến các tổ dân phố, vận động người dân di dời, một số đồng thuận, một số thì chưa. Theo ông Bình, hiện quận vẫn tiếp tục tuyên truyền để người dân ủng hộ việc di dời khỏi các chung cư nguy hiểm. Còn về thời điểm di dời dân ra khỏi chung cư nguy hiểm thì vẫn chưa có mốc thời gian cụ thể.

Sợ bị “đem con bỏ chợ”

Trao đổi với phóng viên, ts phạm sỹ liêm - phó chủ tịch tổng hội xây dựng việt nam cho biết: “tôi tán thành về chủ trương của tp hà nội về di dời các hộ dân khỏi các tòa chung cư cũ đã bị xuống cấp nghiêm trọng. nhãn tiền mà thấy người dân đang gặp nguy hiểm nếu tiếp tục ở đó. vấn đề nằm ở chỗ, sở xây dựng và các đơn vị trực thuộc cần phải có phương án thực hiện nó như thế nào để đảm bảo đời sống sinh hoạt của bà con không bị xáo trộn. nếu lấy đất chung cư đó để xây dựng lên các tòa nhà cao tầng mới nhưng lại di dời các hộ dân đó ra khu đất ngoại thành giá rẻ mà không có các công trình dịch vụ thì bà con phản đối là đương nhiên rồi”.

Ông Liêm cũng chia sẻ, cơ quan chức năng cần có sự tuyên truyền, giải thích cho người dân rõ hơn về các khu nhà cũ sau khi di dời thì sẽ gia cố, sửa chữa hay đập bỏ xây mới? Có cho người ta trở về tiếp tục sinh sống không hay tái định cư ở nơi mới? Tránh tình trạng cho doanh nghiệp vào làm dự án để rồi xuất hiện những lợi ích nhóm chứ không hoàn toàn vì người dân.

Nguyên thứ trưởng bộ xây dựng cho hay, nếu nói về nhà nguy hiểm thì tại hà nội theo báo cáo có tới 42 khu nhà chung cư cũ trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và cần phải di dời dân chứ không riêng 2 tòa nhà nói trên. vì vậy, có hai vấn đề chính cần phải được giải quyết.

Một là, nguồn kinh phí sẽ phải lấy ở đâu. Cân đối như thế nào? Nếu cho doanh nghiệp vào làm thì cần phải có cơ chế bàn bạc, họp dân để thống nhất các phương án di dời, tạm cư, đền bù thật thỏa đáng. Tránh tình trạng như ở khu C1 Thành Công lấy đất từ năm 2008 nhưng mãi tới đầu năm nay mới triển khai một cách ì ạch.

Hai là, cần phải quy hoạch lại cả khu tái định cư, tạm cư cho người dân. Tốt nhất nên tổ chức cho người dân tạm cư ở gần khu chung cư đó để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sinh hoạt của bà con. Bài toán quy hoạch các khu tái định cư cần bố trí sao cho có nhà mặt đường, thì mới sinh lợi nhuận.

“lấy ví dụ như ở tòa chung cư d2 giảng võ mới đây, người ta cũng tiến hành cải tạo và di dời các hộ dân ở chung cư cũ nhưng được sự đồng thuận cao của người dân và doanh nghiệp. bố trí tái định cư một cách hợp lý, biến nơi đây trở thành một khu trung chuyển người tái định cư. nếu khu thành công cũng làm được như vậy thì tốt chứ đừng triển khai theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” khiến người dân bức xúc”, ông dẫn chứng.

“Để làm tốt chủ trương này thì nhất thiết đồng chí tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cần ban hành một chương trình quy hoạch tổng thể để cùng phối hợp với các ban, ngành liên quan cùng thực hiện đề án này. Đồng thời, cần tổ chức họp bàn và lấy ý kiến góp ý của nhân dân tại các khu chung cư đó một cách công khai, thật dân chủ để tiến hành tốt chủ trương này”, TS Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cũng thẳng thắn chia sẻ: Cần phải có sự chấp thuận từ 51% trở lên số cư dân đồng ý di dời thì mới thực hiện dự án này.

Ông Nghiêm phân tích: “Chúng ta phải áp dụng đúng Luật Xây dựng năm 2015. Điểm quan trọng ở đây là trước khi tiến hành cải tạo hay di dời dân thì phải làm một cuộc điều tra xã hội học để thu thập các ý kiến của người dân. Qua đó, cơ quan chức năng sẽ có phương án phân loại các đối tượng theo các điều khoản của Luật Nhà ở. Từ đó, xây dựng phương án tái định cư thích hợp cho từng đối tượng cư dân ở đó”.

“Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước là phải đảm bảo đời sống của người dân không bị ảnh hưởng. Trước khi tiến hành di dời, bố trí tái định cư cho bà con phải có sự thỏa thuận rõ ràng để đảm bảo quyền lợi. Còn về kinh phí thực hiện chủ trương này, vai trò của Nhà nước, mà trực tiếp là UBND TP Hà Nội sẽ là chủ yếu. Tuy nhiên, cần công bố các thông tin đầy đủ, minh bạch để người dân được biết, giám sát và thực hiện”, vị chuyên gia này chia sẻ.

Thảo Phượng

Năng lượng Mới số 502

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/di-cung-do-o-khong-xong-390836.html)

Chủ đề liên quan:

chung cư cũ di dời chung cư cũ

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY