1. Đế quá hẹp và nhỏ so với chân
Đi giày dép chật khiến bạn bị nhiều vấn đề sức khỏe như viêm khớp biến dang ngón chân cái - (Ảnh: Brightside). |
Đi giày có đế quá hẹp so với chân sẽ tạo ra một ấn tượng khó coi. Ngoài ra, điều này có thể dẫn đến sự biến dạng của các khớp chân và dẫn đến sự xuất hiện của bệnh viêm khớp biến dạng khớp bàn ngón chân cái (Bunion). Đặc biệt, trong một số trường hợp những đôi giày quá nhỏ thường khiến móng chân mọc ngược cũng như kích ứng da, dẫn đến hình thành những vết sần.
2. Chọn giày không vừa với mu bàn chân
Các trường hợp đế giày không phù hợp là nguyên nhân khiến độ cong của bàn chân và đế giày không khớp nhau. Do đó, bàn chân của bạn không nằm trên toàn bộ bề mặt giày mà chỉ nằm trên hai điểm ngoài cùng của nó: điểm dưới gót chân và điểm dưới ức bàn chân. Mang những đôi giày như vậy gây ra các vấn đề về lưu thông máu và dẫn đến hình thành bắp chân, đổ mồ hôi nhiều, đau nhức chân.
3. Đế dài hơn bàn chân
Đế dài quá mức là đặc điểm chung của dép tông và xăng đan, loại có dây buộc luồn qua giữa các ngón chân. Với những đôi giày dép như vậy, khoảng cách giữa các đầu ngón chân và mép trước của đế thường quá rộng để tạo sự thoải mái. Khoảng cách bình thường không được quá 1cm. Điều này tạo thành biên độ tự do của bàn chân bên trong giày. Khi biên độ quá lớn, việc đi lại trở nên khó khăn và không an toàn, có thể gây ra các bệnh về mô và khớp. Hơn nữa, bạn có nguy cơ bị vấp ngã khi leo cầu thang.
4. Đế quá ngắn
Đi giày dép đế quá ngăn các cơ luôn bị căng, với tải trọng trên bàn chân được phân bổ không đồng đều - (Ảnh: Brightside). |
Với xăng đan, khi đế quá ngắn bạn phải liên tục đỡ giày bằng các ngón chân để chúng không bị rơi ra. Điều này có nghĩa là các cơ luôn bị căng, với tải trọng trên bàn chân được phân bổ không đồng đều. Ngoài ra, bạn có nguy cơ bị gãy gót chân và bị chấn thương nặng. Khi thử giày mới, đừng quên định hướng về điểm phía trước của bàn chân.
5. Đôi giày quá rộng
Khi đôi giày của bạn quá lỏng lẻo, điều duy nhất giúp chúng không bị rơi ra là ngón chân của bạn. Do đó, cơ chân phải làm việc quá sức, có thể khiến bạn có dáng đi khó coi. Hơn nữa, đi những đôi giày như vậy có thể dẫn đến biến dạng ngón chân và khớp, xuất hiện vết chai, đầu gối và đau lưng.
6. Giày làm từ chất liệu không tự nhiên
Trong những tháng mùa hè, đặc biệt khuyến khích đi giày làm từ vật liệu tự nhiên, chẳng hạn như da hoặc vải. Mang giày da giả trong thời tiết nóng nực có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, vì nhiệt độ cao khiến các thành phần hóa học khác nhau tphản ứng với da. Bên cạnh đó, những đôi giày như vậy có khả năng thông thoáng chân kém, có thể dẫn đến nhiễm nấm, nứt nẻ và tổn thương.
7. Đi giày kín chân
Vào mùa hè, đi giày kín chân dẫn đến đổ mồ hôi nhiều và làm thô da ở gót chân. Vậy nên, khi đi giày kín, bạn nên đi với tất.
8. Đi giày đế bằng
Đi giày đế bệt hơn 1-2 giờ mỗi ngày có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Những đôi giày như vậy không được thiết kế để làm dịu tác động của gót chân lên bề mặt đi bộ, có nghĩa là khung xương của bạn nhận được một chấn thương nhỏ với mỗi bước đi.
Một nhược điểm khác là chân của bạn luôn trong tình trạng căng thẳng liên tục, điều này làm tăng nguy cơ bong gân và các chấn thương khác. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể của bạn không được phân bổ đều dọc theo bàn chân. Bạn có thể giảm đáng kể những tác động gây hại này bằng cách sử dụng đế lót chỉnh hình, nhưng lựa chọn tốt nhất của bạn cho trang phục hàng ngày vẫn là những đôi giày giữ được hình dạng của chúng, với gót chân 2-4cm.
Như chúng ta đã thấy, đi giày không phù hợp tác động tiêu cực tới đôi chân của bạn, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Để tránh điều đó, khi chọn giày, hãy tránh 8 lỗi trên đây nhé.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: