Trong quan niệm của nhiều người, thức khuya là chỉ trạng thái không đi ngủ sớm, trên góc độ nội tiết thì sau 11 giờ đã được coi là đang trong giai đoạn thức khuya.
Ai cũng biết rằng thức khuya rất có hại, nhưng những nguy hại cụ thể là gì và những bộ phận nào trên cơ thể sẽ bị ảnh hưởng? Dưới đây là những bộ phận cơ thể chịu tác hại khi thức khuya.
Đôi khi bạn đắp mặt nạ đắt tiền trong khi thức khuya vào đêm qua, làn da của bạn xấu đi và nghĩ rằng đó là một loại mặt nạ tồi.
Đôi khi bạn đắp mặt nạ đắt tiền trong khi thức khuya vào đêm qua, làn da của bạn xấu đi và nghĩ rằng đó là một loại mặt nạ tồi. |
Tuy nhiên, thường xuyên thức khuya và thiếu ngủ sẽ dẫn đến căng thẳng và để chống chọi với căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một chất không tốt gọi là cortisol. Điều đáng sợ ở đây là, cortisol phá vỡ collagen quý giá trong da, và nếu mất quá nhiều collagen, da sẽ trở nên xỉn màu và thô ráp.
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta thường xuyên đi ngủ sau 11 giờ đêm thì khả năng máu cung cấp cho não không đủ.
Khi thiếu ngủ trong thời gian dài thì vỏ não dễ bị thiếu máu cục bộ, làm cho suy nghĩ của chúng ta trở nên chậm chạp. Vì vậy sang ngày thứ hai, cơ thể sẽ trở nên uể oải, kém tập trung, thiếu sức sống và chệnh choạng.
Thức khuya cũng sẽ mang lại gánh nặng nhất định cho tim mạch. Nếu bạn thường xuyên thức khuya thì tim dễ bị tổn thương, tăng huyết áp, gây ra các vấn đề về điều hòa nhịp tim, thậm chí có thể gây thiếu máu cơ tim và các bệnh tim khác.
Thức khuya trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến bạn béo phì, vì nếu thiếu ngủ lâu ngày sẽ làm cho việc tiết hormone trong cơ thể mất cân bằng. Điều này dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và cơ thể giảm khả năng tự chủ, từ đó khiến bạn tăng cân.
Thức khuya trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến bạn béo phì. |
Thức đêm tương đương với việc mắt bị quá tải, và tác hại cho mắt không chỉ là vết thâm quầng xấu xí ở mắt, mà nghiêm trọng hơn, thức khuya và làm việc quá tải trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thị lực.
Thức khuya thường xuyên làm đảo lộn giờ giấc sinh hoạt, gây rối loạn nội tiết tố, thay đổi hàm lượng hormone cơ thể, trong đó có Dihydrotestosterone (DHT).
DHT tăng cao, gắn nhiều hơn vào nang tóc, cản trở dòng dinh dưỡng của tóc, khiến tóc không được phát triển khỏe mạnh. Tình trạng này khiến nang tóc nhỏ lại, yếu dần đi và cuối cùng là gãy rụng.
Sự sống sẽ phải trả giá nếu không theo quy luật tự nhiên. Cơ thể sẽ bắt đầu chống trả lại những vi phạm quy luật tự nhiên một cách mạnh mẽ và chắc chắn sẽ gây ra tổn thương.
Xem thêm: 3 động tác yoga giúp chị em có vòng mông hoàn hảo
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: