Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dịch sốt xuất huyết: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, số ca mắc ngày càng gia tăng, vì thế những hướng dẫn về phòng tránh dịch bệnh của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) lúc này là hết sức cần thiết để mỗi gia đình có thể chủ động trước dịch sốt xuất huyết.

Hiện nay, dịch bệnh sốt xuất huyết đang có dấu hiệu bùng phát và có diễn biến phức tạp. Chính vì thế, hãy phòng tránh ngay từ bây giờ.

Sốt xuất huyết là bệnh lây lan do muỗi gây ra và thường dẫn đến các triệu chứng như sốt cao, nóng lạnh và có dấu hiệu như bị cảm cúm. Đây được xem là bệnh truyền nhiễm ký sinh cấp tính, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do ký sinh trùng sốt rét plasmodium falciparum (được truyền bởi muỗi Anopheles cái).

Biến chứng nguy hiểm sốt xuất huyết là sốc do giảm thể tích máu lưu hành hậu quả của quá trình bệnh lý của sốt xuất huyết là tăng tính thấm thành mạch thoát huyết tương ra khoảng gian bào; Thứ 2 là xuất huyết do giảm tiểu cầu đặc biệt là xuất huyết não, xuất huyết nội tạng, nguy cơ gây tử vong rất cao.

Mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết

Trên thế giới mỗi năm có khoảng 200 triệu trường hợp bệnh nhân bị nhiễm sốt xuất huyết. Con số này bao gồm khoảng 584.000 ca tử vong, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi sinh sống tại khu vực Châu Phi hạ Saharan.

Theo thống kê báo cáo ở Hoa Kỳ, có khoảng 1.500-2.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm. Nếu đi du lịch ở nước có tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết cao, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách uống thuốc. Để phòng chống sốt xuất huyết, mỗi người trong số chúng ta nên có sự chuẩn bị trước để giảm thiểu tối đa việc bị muỗi chích.

Còn tại Việt Nam, chỉ tính riêng tuần qua, cả nước có thêm 760 trường hợp mắc sốt xuất huyết, thêm 1 ca tử vong tại Cà Mau. Như vậy từ đầu năm, 63 tỉnh thành có trên 14.000 ca sốt xuất huyết, 3 ca tử vong (Bình Phước 1, Bình Dương 1). So với cùng kỳ 2017, số ca mắc cả nước giảm 37,2%.

Số ca nhập viện do sốt xuất huyết ngày càng gia tăng

Cục Y tế dự phòng dự báo, dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, nguy cơ gia tăng số mắc nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống, nhất là khi miền Bắc chuẩn bị bước vào mùa hè, tạo điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh.

Năm ngoái, cả nước ghi nhận số mắc sốt xuất huyết lớn nhất trong 4 năm trở lại đây với trên 180.000 ca mắc, 30 ca tử vong, trong đó Hà Nội có số mắc kỷ lục với 7 trường hợp tử vong.

Để chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng

2. Thả cá vào lu, chum, vại, bể nước/hồ nước và dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng, bọ gậy.

3. Thay rửa dụng cụ chứa nước thường xuyên; thường xuyên thay nước bình hoa; bỏ muối, dầu hóa chất để diệt lăng quăng, bọ gậy vào bát nước kê chân chạn; loại bỏ, lật úp các vật phế thải như chai lọ, vỏ dừa, các hốc nước; lật úp các dụng cụ chứa nước chưa sử dụng, không cho muỗi đẻ trứng.

4. Ngủ mắc màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Phối hợp với ngành y tế trong các đợt phòng chống dịch.

Thường xuyên phối hợp với ngành y tế để thực hiện phun thuốc diệt muỗi

6. Khi bị sốt nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

7. Không có lăng quăng, bọ gậy thì không có sốt xuất huyết.

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Vì vậy, hãy thử những khuyến cáo trên một cách nghiêm túc để có một môi trường không sốt xuất huyết.

Thiện Thanh

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/dich-sot-xuat-huyet-phong-benh-hon-chua-benh-25345/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY