Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đổ xô đi mua máy đo oxy (SpO2) giữa dịch COVID-19, chắc chắn nhiều người vẫn chưa biết cách sử dụng thế nào cho chuẩn

Mức oxy trong máu thấp là dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh COVID-19 đang trở nên trầm trọng hơn. Nhưng không phải ai cũng nhận được các triệu chứng rõ ràng.

Chẳng hạn, một số người có thể có mức oxy thấp mà không bị hụt hơi hoặc cảm thấy không khỏe. Vì vậy, một số người đang mua thiết bị của riêng mình - một máy đo oxy xung - để theo dõi nồng độ oxy máu tại nhà.

Ý tưởng là bằng cách tự theo dõi nồng độ oxy tại nhà, bạn có thể yên tâm rằng phổi của mình đang cung cấp đầy đủ oxy cho máu. Ngoài ra, phát hiện lượng oxy thấp cũng cho thấy bạn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Máy đo oxy xung là gì?

Máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) là một thiết bị theo dõi lâm sàng thông thường đã được sử dụng trong và ngoài bệnh viện trong nhiều năm. Hầu hết các loại bạn có thể mua để sử dụng tại nhà đều được thiết kế giống như một chiếc móc quần áo lớn mà bạn kẹp vào đầu ngón tay.

Một mặt của chiếc kẹp này chiếu ánh sáng qua ngón tay tới một cảm biến ở mặt kia của nó. Điều này cho phép đo màu máu trong ngón tay. Máu mang nhiều oxy hơn (máu được oxy hóa) có màu đỏ tươi hơn máu đã khử oxy màu xanh lam.

Máy đo oxy diễn giải màu sắc của máu (thông qua lượng ánh sáng được hấp thụ) để cung cấp một con số - phần trăm oxy trong máu so với lượng tối đa có thể mang theo. Phần trăm này là mức "bão hòa oxy". Đối với những người khỏe mạnh, tỷ lệ này là 95% đến 100%.

Khi máy đo oxy đo lượng máu từ mạch ở ngón tay, nó cũng sẽ hiển thị nhịp tim (nhịp tim mỗi phút).

Máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) là một thiết bị theo dõi lâm sàng thông thường đã được sử dụng trong và ngoài bệnh viện trong nhiều năm.

Cách sử dụng máy đo oxy như thế nào?

Hầu hết những người bị nhiễm COVID không cần phải nằm viện. Tuy nhien họ vẫn sẽ vẫn cần theo dõi các triệu chứng của mình và tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cần.

Một trong những dấu hiệu ban đầu quan trọng nhất của việc COVID-19 trở nên trầm trọng là mức oxy trong máu giảm. Điều này xảy ra khi phổi bị viêm và hấp thụ oxy kém hiệu quả hơn. Tình trạng này có thể xảy ra ngay cả trước khi người đó cảm thấy đặc biệt ốm yếu.

Hướng dẫn của các chuyên gia cho thấy rằng khi mức độ bão hòa oxy giảm xuống 92% -94% khi nghỉ ngơi, bạn nên gọi sự hỗ trợ y tế. V

iệc một người nào đó cần đến bệnh viện hay không còn phụ thuộc vào việc có các dấu hiệu cảnh báo khác như thở nhanh, lớn tuổi hơn, không được tiêm chủng đầy đủ hay không, cũng như nếu có các vấn đề y tế khác và nếu ai đó bị hạn chế về hỗ trợ xã hội.

Đối với trẻ em, con số bằng hoặc dưới 95%.

Các kết quả đọc có chính xác không?

Các kết quả đo độ bão hòa oxy thường rất chính xác. Tuy nhiên, tuần hoàn kém, ngón tay lạnh hoặc cử động có thể khiến thiết bị khó tìm thấy mạch hoặc có thể đánh lừa đầu dò đo chuyển động dưới dạng mạch.

Nếu ngón tay lạnh hoặc tuần hoàn kém, bạn phải thử ngón tay khác hoặc làm ấm bàn tay bằng cách xoa chúng vào nhau trước khi thực hiện đo lại. Bạn cũng sẽ cần giữ yên và giảm chuyển động của tay khi thực hiện phép đo. Đây có thể là một thách thức đối với việc kiểm tra cho trẻ nhỏ.

Sơn móng tay, đặc biệt là các màu tối, có khả năng gây sai lệch kết quả đo oxy. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên loại bỏ sơn móng tay hoặc móng tay acrylic trên các ngón tay sẽ sử dụng để kiểm tra.

Xem thêm:

Hơn nửa số ca ung thư chết người được chẩn đoán quá muộn - Đây là 10 dấu hiệu bạn KHÔNG BAO GIỜ được bỏ qua

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/do-xo-di-mua-may-do-oxy-spo2-giua-dich-covid-19-chac-chan-nhieu-nguoi-van-chua-biet-cach-su-dung-the-nao-cho-chuan-33417/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY